“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”

“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”
“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

“Tính nhập nhằng trong Kiến trúc” của Robert Venturi

Venturi với lời phê bình lối kiến trúc đơn điệu cộc lốc của các cao ốc mang nặng tính thực dụng của diện tích mặt bằng mà lại bỏ quên tính đa dạng, sự hài hoà giữa lịch sử cổ điển và văn minh đương đại đã thổi một luồng gió mới vào tư duy và hành động của nhiều kiến trúc sư và các nhà thiết kế trên thế giới. 



Cuốn sách “Sự phức tạp và mâu thuẫn trong kiến trúc” của Robert Venturi ra đời năm 1966 ớ New York đã gây một tiếng vang mạnh mẽ trong giới kiến trúc thế giới. Trong các thập niên 50 và 60, kiến trúc Hiện đại đã có những thành tựu vang dội thế giới như những công trình Đơn vị ở tại Marseilles, Nhà thờ Ronchamp, Quy hoạch thành phố Chandigarh bang Punjab với Tòa Quốc hội, Điện Tư pháp… thuộc hàng kiệt tác kiến trúc hiện đại thế giới của Le Corbusier. Những kiệt tác của Mies van der Rohe như Khoa Kiến trúc học viện Illinois, những ngôi nhà ở chọc trời ở Chicago và đỉnh cao là Ngôi nhà Seagram Building (1958) ở New York; những kiệt tác cuối đời của Frank Lloyd Wright như Tháp thí nghiệm của hãng Johnson Wax, Nhà chọc trời Price Tower, Bảo tàng Guggenheim; những kiệt tác của Oscar Niemeyer trong thành phố Brazil xây dựng theo quy hoạch của Lucio Costa. Cùng thời điểm này, Chuyển hóa luận, trào lưu kiến trúc hiện đại Nhật Bản với nhiều kiệt tác nổi bật như của Kenzo Tange ra đời… Tuy vậy cũng chính trong 2 thập niên này đã xuất hiện sự phản kháng kiến trúc Hiện đại thế giới, vào những năm 60 sự phản kháng này càng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông, trên các diễn đàn kiến trúc thế giới và được biểu hiện trong các sáng tác của nhiều kiến trúc sư thế hệ sau.
Cuốn sách “ Tính phức tạp và tính mâu thuẫn trong kiến trúc – (complexity and contradiction in architecture)
Cuốn sách “ Tính phức tạp và tính mâu thuẫn trong kiến trúc – (complexity and contradiction in architecture)
Cuốn sách của Venturi đã đóng góp một công cụ sắc bén phê phán kiến trúc Hiện đại và tạo điều kiện cho trào lưu Hậu – Hiện đại ra đời và phát triển. Người ủng hộ Venturi cũng nhiều mà người phản đối cũng lắm – Vincent Scully - Giáo sư Đại học Yale viết về cuốn sách … “Có thể xem nó là lý thuyết kiến trúc quan trọng nhất sau cuốn “Hướng về một nền kiến trúc” (Vers line Architecture) do Le Corbusier viết năm 1923″ và “tôi tin chắc rằng tương lai sẽ xếp tác phẩm này vào số một trong những bài viết cơ bản của thời đại chúng ta”. Scully cho rằng: “Đây là một cuốn sách khó chịu, nó dành cho các kiến trúc sư đang hành nghề và rất quan tâm đến những vấn đề thị giác, không dành cho những kẻ thích nhắm mắt lại vì sợ bị sốc bởi những gì mình nhìn thấy”, tư tưởng của Venturi dã dấy lên một sự tức tối mãnh liệt trong các bộ óc hàn lâm nhất của thế hệ Bauliaus - những người hoàn toàn thiếu óc hài hước.

Vậy thì nội dung lý thuyết của Venturi thế nào?

Trong bản dịch cuốn sách ra tiếng Pháp ông dùng nhan đề “Về sự nhập nhằng trong kiến trúc”, nhan đề này đã nói lên tư tưởng chính của lý thuyết mà ông đặt ra. Bản thân Venturi, với tính bộc trực thẳng thắn đã nói về quan điểm của mình khi viết cuốn sách này: “Ngày nay người ta có xu hướng đào tạo nên các kiến trúc sư “cổ lỗ” hoặc hoàn toàn phát ngán, và kiến trúc là một hiện tượng quá phức tạp để cho những người thường giữ gìn một cách cẩn thận sự ngu dốt của mình đề cập đến”…Cuốn sách là một gáo nước lạnh mà mục tiêu tập trung vào sự hẹp hòi của kiến trúc Hiện đại và Quy hoạch đô thị chính thống, và đặc biệt, vào các kiến trúc sư tiêu thụ những cái nhàm chán viện cớ vào sự lương thiện, vào kỹ thuật hay việc chương trình hóa trên máy tính điện tử”… “Là một nghệ sĩ, tôi xin nói thẳng thừng rằng, trong kiến trúc tôi thích cái gì - Các tác phẩm phức tạp và đầy mâu thuẫn”.- Venturi nói
Venturi house (1962 -1964)
Venturi house (1962 -1964) công trình phản ánh quan điểm của Venturi : văn học, nghệ thuật cần nhất quán, đầy đủ tính phức tạp và tính mâu thuẫn.
Phương pháp của Venturi khi trình bày lý thuyết của mình là phân tích và so sánh. Cuốn sách gồm 11 đề mục (tạm gọi là 11 chương): 10 chương đầu trình bày lý luận phát triển dần lên. Chương cuối cùng giới thiệu các công trình của tác giả bao gồm 12 công trình trong đó có những phương án kiến trúc, những công trình đã được xây dựng và những công trình còn trên bản vẽ, những phương án dự thi, cái làm một mình, cái làm với các cộng tác viên, nhiều nhất là với John Rauch và Denise Scott Brown (sau này là vợ ông). Những công trình được thiết kế và xây dựng  kể từ năm 1957 đến năm 1966, đây đồng thời là năm ra đời của cuốn sách. Trong chương đầu tiên: “Tuyên ngôn nhỏ về một loại kiến trúc mập mờ”, ông đã tuyên bố ngay từ những dòng đầu tiên: “Tôi thích kiến trúc phải phức tạp và mâu thuẫn”, “cái mà tôi muốn nói là một loại kiến trúc phức tạp và mâu thuẫn tạo nên trên sự phong phú và nhập nhằng của cuộc sống hiện đại và hoạt động nghệ thuật”. Theo ông, kiến trúc cần phải phức tạp và mâu thuẫn ngay cả khi nó muốn thỏa mãn cả 3 yếu tố của Vitruve là tiện nghi, vững chắc và đẹp – ông khai thác yếu tố mập mờ, chấp nhận cái phức tạp và mâu thuẫn nội tại và do đó chống lại kiến trúc Hiện đại với chủ trương “tinh khiết” ông viết: “Các kiến trúc sư không có một lý do gì để bị đạo lý và ngôn ngữ khắc khổ của kiến trúc Hiện đại chính thống dọa nạt lâu như thế”.
Ga xe lửa Columbus, Indiana, 1968
Ga xe lửa Columbus, Indiana, 1968
Quan điểm của Venturi biểu lộ thật rõ ràng qua những lời sau đây: “Tôi thích những vật lai tạp hơn là “thuần khiết” xuất phát từ sự thỏa hiệp hơn là từ những bàn tay sạch sẽ, “quái dị hơn là thẳng thắn thành thực”, nhập nhằng hơn là rõ ràng khúc chiết, trái ngược cũng như là thiếu cá tính, chán ngắt cũng như là quyến rũ, theo quy ước hơn là “độc đáo”, dễ dãi hơn là “độc đoán”, rườm rà kiểu cách hơn là đơn giản, vừa cổ vừa kim, mâu thuẫn và mập mờ hơn là rõ ràng và sáng sủa. Về sự hiển nhiên của tính đồng nhất thì tôi lại thích sự lộn xộn của cuộc sống”, “… tôi thích những thứ có mọi nghĩa phong phú hơn là cái có mọi nghĩa rõ ràng”. Với “cái này hay cái kia” thì tôi ưa “cái này và cái kia”, với trắng hay đen tôi ưa trắng và đen và đôi khi màu xám”....
Đại học Princeton , New Jersey, 1983  của KTS Robert Verturi
Đại học Princeton , New Jersey, 1983 của KTS Robert Verturi
Tiếp theo Venturi phê phán các thủ lĩnh của kiến trúc Hiện đại là không chú ý đến sự phức tạp mà chỉ say mê những cái đơn giản, sơ cấp, cố gắng cắt đứt với truyền thống. Ông phê phán Frank Lloyd Wright đã đưa ra câu châm ngôn: “Cái sự thật chống lại thế giới” và câu giải thích của Wright: “Sự khám phá ra tính đơn giản đối với tôi có tầm cỡ to lớn và những công trình cho tôi thấy dường như hài hòa hơn và tôi bị thuyết phục rằng chúng sẽ làm thay đổi và phong phú thêm tư tưởng trong nền văn hóa của thế giới hiện đại”. Venturi phê phán Le Corbusier là người sáng lập thuyết “tinh khiết” (purisme) đã vứt bỏ sự nhập nhằng trong kiến trúc. Le Corbusier đã ca ngợi “những hình sơ cấp lớn lao” và tuyên bố “sự rõ ràng và không nhập nhằng” trong cuốn sách nổi tiếng “Hướng về một nền kiến trúc” năm 1923.
Ngôi nhà Farnsworth gần Plano, Illinois/KTS Mies van der Rohe,
Ngôi nhà Farnsworth gần Plano, Illinois/KTS Mies van der Rohe,
Venturi lại phê phán Mies van der Rohe qua khẩu hiệu kì diệu “Less is more” (ít là nhiều). Ông cho rằng Mies đã khiên cưỡng đơn giản hóa vấn để trớ thành chủ nghĩa đơn giản và không phù hợp với thực tế cuộc sống. Ông viết:“Sự đơn giản hóa ồn ào như vậy tạo nên một loại kiến trúc vô vị- “less is a bore” (ít hơn là một buồn tẻ)”. Paul Rudolf, một kiến trúc sư lớn của trường phái Thô mộc (và của trào lưu Hậu – Hiện đại sau này) năm 1961 đã giải thích ý nghĩa sâu sắc, ngầm hiểu trong khẩu hiệu “less is more” của Mies. Đó là các kiến trúc sư thế kỉ XX lựa chọn những vấn đề để giải quyết chứ không phải là tìm cách giải quyết những vấn đề đã được đặt ra. Venturi nhận xét: “Những công trình tuyệt vời của Mies là tài sản chung quý giá của kiến trúc, nhưng chúng bị hạn chế bởi cái đổng thời làm nên sức mạnh của chúng, nghĩa là nội dung và cách diễn dạt của chúng đã bài trừ lẫn nhau”.
WTC005
Trung tâm thương mại ở New York của Minoru Yamasaki
Venturi lại phê phán cái mà Minoru Yamasaki – kiến trúc sư Nhật Bản, tác giả của ngôi nhà sinh đôi- Trung tâm Thương mại ở New York gọi là “trong sáng”. Ông cho rằng đó là một chủ nghĩa hình thức mới. Cái phức tạp giả tạo cũng xa lánh cái hiện thực như sự sùng bái tính đơn giản mà nó thay thế. Những hình thức rối rắm của nó không thật sự phản ánh nhiệm vụ thiết kế phức tạp. Venturi nhận xét về Aalto là “cái phức tạp mà Aalto làm chi là sự ham muốn diễn đạt mà thôi”. Ngôi đền mà Aalto xây dựng ở Imatra không ngoạn mục như những nhà phê bình ca ngợi.
<> on June 3, 2013 in New York City.
KTS Denise Scott Brown
cn_image.size.s-goldberger-robert-venturi-header
KTS Robert Venturi
Venturi với lời phê bình lối kiến trúc đơn điệu cộc lốc của các cao ốc mang nặng tính thực dụng của diện tích mặt bằng mà lại bỏ quên tính đa dạng, sự hài hoà giữa lịch sử cổ điển và văn minh đương đại đã thổi một luồng gió mới vào tư duy và hành động của nhiều kiến trúc sư và các nhà thiết kế trên thế giới. Ông cùng vợ ông – KTS  Denise Scott Brown trong thời điểm hiện tại đang đứng lên đấu tranh cho nữ quyền trong kiến trúc với những tuyên ngôn sâu sắc, có tiếng vang rất lớn trong nền kiến trúc ngày nay.
KTS Thái Vũ Mạnh Linh -  tổng hợp

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Said I Love You But I Lied: "Yêu em hơn cả những lời nói yêu"

Có một bài hát với một cái tựa nghe thật shock -  Said I Love You But I Lied ( Michael Bolton ). Anh đã nói dối rằng anh yêu em. Bài hát biểu tả một tâm trạng đầy mâu thuẫn của một người đang yêu. 



Said I Love You But I Lied
Michael Bolton
You are the candle, loves the flameA fire that burns through wind and rainShine your light on this heart of mineTill the end of timeYou came to me like the dawn through the nightJust shinin like the sunOut of my dreams and into my lifeYou are the one, you are the one
Said I loved you but I liedcause this is more than love I feel insideSaid I loved you but I was wrongcause love could never ever feel so strongSaid I loved you but I lied
With all my soul Ive tried in vainHow can mere words my heart explainThis taste of heaven so deep so trueIve found in youSo many reasons in so many waysMy life has just begunNeed you forever, I need you to stayYou are the one, you are the one
You came to me like the dawn through the nightJust shinin like the sunOut of my dreams and into my lifeYou are the one, you are the one
Said I loved youBut this is more than love I feel insideSaid I loved you….but I lied
Dịch ý
Em là ngọn nến, tình yêu là ngọn lửa.Một ngọn lửa được thắp lên dù trong mưa gió.Em thắp lên ánh sáng trái tim anh. Cho đến tận phút giây cuối cùng. Em đến bên anh như ánh sáng trong đêm tối. Ngời sáng lên như ánh mặt trời. Hơn cả trong giấc mơ và em bước vào đời anh. Em chính là người anh cần.
Anh đã nói anh yêu em nhưng anh đã nói dối.Vì có nhiều thứ quan trọng hơn tình yêu, anh cảm nhận thấy nó trong con người mình.Anh đã nói anh yêu em nhưng anh đã sai lầm. Vì tình yêu chưa từng bao giờ là vững chắc. Anh đã nói anh yêu em nhưng anh đã nói dối. Với tất cả tấm lòng, anh đã cố gắng tự hão huyền. Từ ngữ nào của trái tim anh có thể giải thích được. Hương vị thiên đường hiện hữu rất rõ. Anh đã tìm thấy hương vị đó ở em. Có nhiều lý do theo nhiều cách khác nhau. Cuộc sống của anh chỉ mới bắt đầu. Mãi cần em, anh cần em ở lại bên anh. Em chính là người anh cần
Em đến bên anh như ánh sáng trong đêm tối.. Ngời sáng lên như ánh mặt trời. Hơn cả trong giấc mơ và em bước vào đời anh. Em chính là người anh cần
Anh đã nói anh yêu em. Nhưng có nhiều thứ quan trọng hơn tình yêu, anh cảm nhận thấy nó trong con người mình. Anh đã nói anh yêu em…Nhưng đó là lời dối gian




Đôi khi bạn kiêu ngạo...hay yêu thầm một ai đó, hoặc có chăng bắt gặp trong đời một con người nhìn đã thấy ghét...và tưởng gần bên nhưng lại xa cách. Nên nhớ....mẫu thuẫn sẽ có thể là thuốc của tình yêu. Đưa ra một lựa chọn có thể thật dễ, nhưng tháng ngày sống với lựa chọn bạn sẽ mâu thuẫn với chính mình.

Tình yêu chỉ đến với những người vẫn còn niềm tin khi đã từng bị thất vọng. Nó chỉ đến với những người vẫn còn muốn yêu khi họ đã từng bị tổn thương. Chỉ cần thời gian một phút thì bạn đã có thể cảm thấy thích một người. Một giờ để mà thương một người. Một ngày để mà yêu một người. Nhưng mà bạn sẽ mất cả đời để quên một người.Chính vì thế mong bạn đừng bao giờ đi yêu một người chỉ vì bề ngoài diện mạo đẹp đẽ của họ tại vì cái đẹp đó rất dễ bị phai tàn. Và đừng bao giờ yêu người ta chỉ vì tiền tài danh vọng, tại vì những cái đó đều sẽ tan theo mây khói. Bạn hãy chọn một người mang lại được nụ cười trên môi của bạn tại vì chỉ có nụ cười mới có đủ quyền lực xua tan màn đêm u tối trong bạn.


Bạn hãy chọn một người mà muốn những thứ tốt nhất đến với bạn và sẵn sàng để sự vui vẻ của bạn trên hết mọi thứ; trên cả sự vui vẻ của chính mình.Bạn hãy chọn người mà bạn có thể cùng tâm sự, chia sẻ niềm vui với nỗi buồn, sẵn sàng ôm bạn vào lòng khi cần thiết và hoàn toàn hiểu rõ tất cả về bạn và những gì bạn muốn. Bạn hãy chọn người mà chịu bỏ hết tất cả thời gian quý báu của họ để đến với bạn và không bao giờ đòi hỏi bất cứ điều gì ngoại trừ được nghe lời nói dịu dàng của bạn và làm một nơi nương tựa tốt nhất khi bạn cần đến.Tình yêu bắt đầu từ một nụ cười, chớm nở bằng một cái hôn và cảm nhận được từ những cái ôm ấp dịu dàng. Một tình yêu thật sự không thể xây dựng từ những mâu thuẫn đổ vỡ của quá khứ mà phải bằng những gì trong sáng ở tương lai. Bạn nên hướng nhìn thẳng về phía trước chứ đừng bao giờ ngoái nhìn lại dĩ vãng. Bạn sẽ không thể nào tiếp tục sống vui vẻ nếu như bạn không chịu bỏ qua những đau đớn từng xảy đến trong đời.

Bạn nên có nghị lực để làm những gì bạn cảm thấy là đúng và tốt cho những người bên cạnh bạn, nhất là chính bản thân bản. Nếu bạn để cho một mối tình không vui vẻ luôn níu kéo bạn thì bạn sẽ càng bị nhiều đau khổ, tan nát con tim và cay đắng của sự chia tay.

Chính vì những thứ nói trên, bạn đừng bao giờ ngần ngại nói lên những gì bạn đang suy tư và những gì đang đến trong lòng bạn. Những lời nói mà không thể nói được, lúc nào cũng mang đến những bất hạnh cho chính bản thân. Những lời không nói đó có một lực rất mạnh mẽ và nó sẽ làm ảnh hưởng đến bạn rất nhiều nếu bạn không nói ra. Có những lúc trong cuộc sống khi bạn thật sự nhơ nhung một người và chỉ muốn lấy người đó ra khỏi giấc mơ và mong muốn có thể ôm lấy họ trong thực tại.

Bạn hãy mơ những gì bạn muốn mơ và đi tới những chỗ nào bạn muốn tới. Bạn hãy làm những gì bạn muốn làm, tại vì bạn chỉ có một cuộc đời và một lần cơ hội để làm những gì bạn muốn.

Bạn nên nhớ lúc nào cũng phải đặt bản thân mình vào vị trí của người khác. Nếu như những gì làm hoặc nói đó sẽ làm tổn thương đến bạn thì bạn phải biết rằng nó cũng sẽ làm tổn thương đến người đó. Một lời nói tế nhị cũng có thể dẹp được những cuộc tranh luận (tranh cãi lớn) , một lời tàn nhẫn có thể làm tan nát một đời người, một lời nói hợp thời có thể làm dịu những căng thẳng và một lời nói yêu thương có tác dụng chữa lành một vết thương. Niềm vui không phải gồm toàn những điều đẹp nhất trong cuộc sống nhưng phải tạo thành từ tất cả những điều xảy ra trong thời gian dài và với tiến trình của nó.

Niềm vui chỉ chờ đợi những người đã từng khóc, những người đã từng thương tâm và những người đã từng tìm kiếm, tại vì chỉ có những người đó mới biết từng yêu quý trong niềm vui của mình và của những người bên mình.

Bạn sẽ cảm thấy rất đau khi bạn thât sự thương yêu một người mà người ấy lại không yêu bạn. Nhưng cái ấy còn chưa đau bằng nếu bạn thật sự thương yêu một người nhưng lại không có can đảm để nói cho người đó biết. Có thể là Thượng Đế, ngài muốn chúng ta quen trước những người mà không phải thuộc về mình trước khi cho mình gặp được “người bạn trăm năm” để cuối cùng mình sẽ biết quý trọng người đó hơn.

Nhưng bạn hãy nên nhớ rằng trên đời sẽ không có một ai có thể biết được “người bạn trăm năm” của mình sẽ là người như thế nào? Có thể bạn đã gặp được người đó nhưng vì sự rụt rè nhút nhát không dám nói của bạn sẽ làm bạn mất đi cái người lý tưởng đó.

Bạn sẽ không thể ngờ được nhiều khi người đó cũng có những tình cảm như bạn nhưng còn đang chờ đợi bạn ngỏ lời. Bạn nghĩ thử coi, bạn đã tìm được một người trần quý nhất thì người thiệt thòi nhất chính là bạn mà thôi.Nhưng mà thật sự cái buồn thảm nhất chính là khi bạn đã tìm được ngươi tình trong mộng của bạn rồi nhưng để tới cuối cùng mới phát hiện ra rằng người đó lại không có duyên phận với bạn và bạn không còn đường chọn lựa nào khác hơn là đành phải xa nhau. Cái đó là một điều đau khổ nhất nếu xảy ra trong đời bạn.

Cuối cùng hãy yêu quý những gì bạn đang có và đừng nên vì những giận hờn nhỏ nhặt nàp để rồi dẫn đến cuộc chia tay không nguyên cớ. Hãy thương yêu và tôn trọng lẫn nhau vì trong đời người, tình yêu có khi chỉ đến có 1 lần mà thôi.


Có thể bạn sẽ nghĩ đến sự thất bại khi nghĩ về cuộc tình đã qua, nhưng nó lại chính là bài học cho bạn khi tìm đến một tình yêu mới. Trong trò chơi tình yêu, vấn đề không phải ai là kẻ thắng cuộc hay thua cuộc. Điều quan trọng của Tình yêu mà bạn cần biết đó là khi nào bạn nên giữ lại hay thời điểm nào nên để nó ra đi !

Chỉ khi bạn thật sự mong muốn ai đó được hạnh phúc, thậm chí hạnh phúc đó không phải dành cho bạn, bạn mới hiểu rằng bạn đã yêu người đó thật sự mất rồi. Mọi việc bạn làm đều dành cho điều tốt đẹp nhất. Vậy khi người bạn yêu không dành chút tình yêu nào cho bạn, đừng ngại ngần mà không đến với người khác nữa - đơn giản - vì bạn sẽ không bao giờ biết tình yêu là gì nếu không thử nó. Bạn sẽ không tự nhiên yêu ai được trừ khi chính bạn phải mạo hiểm với tinh yêu. Tình yêu luôn phải giằng xé với niềm đau. Nếu bạn chưa từng đau đớn ư? Thế thì bạn sẽ chẳng học được thế nào là yêu đâu. Tuy vết thương bởi tình yêu không phải lúc nào cũng làm bạn đau đớn. nhưng nỗi đau vẫn còn đó ....để thử thách bạn, ....để giúp bạn trưởng thành hơn.Đừng tìm kiếm Tình yêu, hãy để Tình yêu tìm ra bạn. Điều đó giải thích tại sao ta gọi " ngã vào tình yêu " ....bởi vì bạn cũng không thể tự buộc mình ngã được. Chỉ đơn giản là bạn bị ngã thôi. Bạn cũng không thể nói rằng đã đọc xong quyển sách nếu bạn chưa kết thúc từng chương một. Còn muốn đọc tiếp tục ư? Thì bạn đành phải để lại những gì đã qua khi muốn lật sang trang mới mà thôi .


Tình yêu không bị bào mòn bởi do mỗi sự đổ vỡ hay bởi hạnh phúc. Đó là một cuộc phiêu lưu tình ái suốt trọn đời ta luôn phải học hỏi, khám phá và vươn lên. Điều trớ trêu lớn nhất của Tình yêu là ta lại để nó ra đi đúng lúc ta nên giữ lại hay lại cố níu kéo thay vì nên để nó ra đi. Ta mất đi một người chỉ khi số phận đã sắp đặt ta phải gặp người khác - người có thể yêu ta thậm chí hơn cả chính ta yêu bản thân ta. Khi bị vấp ngã trong tình yêu , nên có thời gian để hàn gắn vết thương lòng và sau đó ta lại bắt đầu tiếp tục " leo lên lưng ngựa ". Nhưng bạn đừng bao giờ tái phạm sai lầm : cưỡi lại một con ngựa giống con ngựa cũ đã đá ngã bạn lúc ban đầu.

Yêu là mạo hiểm vì có thể bị từ chối. Sống là rủi ro với cái chết. Hy vọng là liều lĩnh với sự thất bại. Nhưng không mạo hiểm thì đã là thất bại rồi vì trong cuộc sống điều nguy hiểm nhất là không thử thách điều gì . Để đạt được cái kế tiếp, bạn phải dám mạo hiểm với những gì liên quan. Để bộc lộ cảm xúc là chính bạn đang nói lên sự thật. Thử thách trong tình yêu chính là bạn yêu mà có thể không được đáp trả. Làm thế nào để định nghĩa Tình yêu : vấp ngã nhưng không suy sụp, kiên định nhưng không cố chấp, chia sẻ và công bằng, đồng cảm và không đòi hỏi, tổn thương nhưng đừng bao giờ giữ lại nỗi đau.



Lượm lặt./.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

UNCHAINED MELODY: Sự hoang mang không là vô tận

Demi Moore and Patrick Swayze
Demi Moore and Patrick Swayze

Được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ kể cả tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Nhật, nhạc phẩm Unchained Melody đã đi vòng quanh thế giới. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã từng hát bài này : Tom Jones và Elvis Presley chuyên hát bài này trực tiếp trên sân khấu, các nhóm The Platters hay The Drifters phối theo điệu phúc âm gospel, Al Green hay Sam Cooke thì phá cách theo điệu soul, ban nhạc U2 hát theo điệu slow rock. Còn trong tiếng Việt, bài này từng được các ca sĩ như Khánh Hà hay Tuấn Ngọc trình bày.

Có những giai điệu mà khi chỉ thoáng nghe qua một lần, ta luôn nghĩ tới hình ảnh của một bộ phim. Đó là trường hợp của những bài hát chủ đề nhưLove StoryTitanic hay là Pretty Woman. Nhưng không có nhạc phim nào lại có đầy ma lực quyến rũ, sức cuốn hút liêu trai như giai điệu Unchained Melody.
Trong lịch sử âm nhạc, đây là tình khúc duy nhất có đến 5 phiên bản đứng đầu thị trường Anh Mỹ qua nhiều thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Nhạc phẩm Unchained Melody ăn khách lần đầu tiên vào giữa thập niên 1950. Nhưng giới trẻ chủ yếu mê mẩn say đắm với giai điệu này vào đầu những năm 1990 khi bài hát được chọn làm ca khúc chủ đề của bộ phim Ghost (Hồn Ma) với cặp diễn viên Demi Moore và Patrick Swayze trong vai chính.
Trong nguyên tác, bài hát do tác giả Alex North soạn nhạc và Hy Zaret đặt lời. Hai người cùng viết bài này vào năm 1955 theo đơn đặt hàng cho một bộ phim mang tựa đề là Unchained. Cuộn phim kể lại câu chuyện của một người đàn ông bị kết án tù giam một cách oan uổng. Trong ngục tối, anh thầm nhung nhớ người yêu, anh toan tính vượt ngục vì chỉ mơ đến ngày được tự do, tìm lại tình nhân để trọn đời hạnh phúc bên nhau.

Lắng nghe UNCHAINED MELODY trong bộ phim GHOST tại đây:



Vượt qua nguyên tác và chuẩn mực

Do vậy trong ca từ mới có câu : Hồn ta khao khát sự vuốt ve âu yếm trong chuỗi ngày cô đơn vô tận, nhưng không hiểu sao dòng thời gian lại trôi đi quá chậm. Rốt cuộc, Unchained Melody là Giai điệu của ước mơ được giải thoát nhưng đó lại là cách dịch thoát ý, vì bản nhạc ban đầu không có tựa, và chỉ được ghi là ca khúc chủ đề của bộ phim Unchained (có nghĩa là Cởi trói). Trong vòng 2 năm liền, bản nhạc này bốn lần đứng đầu bản xếp hạng với nhiều phiên bản ghi âm với những giọng ca khác nhau (The Baxter, Al Hibbler, Roy Hamilton và nhất là Harry Belafonte). Harry Belafonte trình diễn bài này trực tiếp trên sân khấu nhân kỳ trao giải Oscar năm 1956.

Giọt nước mắt trên mi Demi MooreGiọt nước mắt trên mi Demi Moore

Nhưng mãi đến 10 năm sau, Unchained Melody mới thật sự trở thành một ca khúc kinh điển qua phần thể hiện tuyệt vời của ban song ca The Righteous Brothers, minh hoạ cho điều được gọi là phiên bản đến sau mà lại hay hơn nguyên tác. Nét độc đáo của nhóm này là chất giọng của hai thành viên bổ túc cho nhau. Bill Medley có giọng bass trầm ấm mượt mà, ở những đoạn thấp nhất vẫn hát đầy hơi rõ chữ. Còn Bobby Hatfield thì lại có chất giọng tenor cao vút, làn hơi khỏe khoắn đầy đặn, ngoài cách luyến láy thật dài, anh còn thường hay nhảy nốt đến cuối câu. Nhờ vào tầm cữ âm vực sâu và rộng, mà mỗi ca sĩ đều có thể hát solo, song ca theo phân đoạn, tức là khác hẳn với những nhóm thịnh hành vào thời đó, chủ yếu gồm một ca sĩ chính kèm theo nhiều giọng hát phụ họa.

Bài ca khuôn mẫu, thi hát truyền hình

Bên cạnh chất giọng biểu cảm, cả hai thành viên của nhóm The Righteous Brothers còn hát với nhiều ngẫu hứng bất chợt, nên mới được các nhà phê bình mệnh danh là blue eyed soul, hàm ý rằng : trước kia, nhạc soul là sở trường của người Mỹ đa đen. Giờ đây, với ban nhạc The Righteous Brothers, nhạc soul cũng là sở trường của ca sĩ mắt xanh da trắng. Có lẽ cũng vì vậy mà tuy là người hát sau, nhưng nhóm này lại ghi đậm dấu ấn của mình trong ca khúc Unchained Melody.

Cũng từ đó mà Unchained Melody cũng như All by Myself trở thành những ca khúc tiêu chuẩn trong các cuộc thi hát truyền hình Âu Mỹ. Tính cho đến cuối thế kỷ 20, bài hát này có đến hơn 500 phiên bản khác biệt ghi âm trong hàng chục thứ tiếng. Nhưng khi bạn hỏi : bài này do ai hát ? Mọi người xung quanh đều trả lời rằng : Unchained Melody độc nhất vô nhị qua phần thể hiện của nhóm The Righteous Brothers.

Không phải ngẫu nhiên mà bản nhạc Unchained Melody được chọn làm ca khúc chủ đề của bộ phim Ghost do đạo diễn Jerry Zucker thực hiện vào năm 1990. Số là diễn viên chính của phim này là Patrick Swayze. Anh từng nổi danh 3 năm về trước nhờ bộ phim ca nhạc Dirty Dancing. Ca khúc chính của bộ phim này là nhạc phẩm (I've Had) The Time Of My Life, do Jennifer Warnes song ca với Bill Medley, không ai nào khác ngoài thành viên của nhóm The Righteous Brothers. Vì vậy cho nên, khi bắt đầu quay cuộn phim Ghost, nam diễn viên người Mỹ mới thuyết phục đoàn làm phim chọn bài Unchained Melody thay vì chọn một sáng tác mới làm ca khúc chủ đề.


Nhờ vào sự thành công của bộ phim mà giai điệu Unchained Melody một lần nữa lại nhảy vọt lên hạng đầu thị trường Anh Mỹ. Ban song ca The Righteous Brothers sau một thời gian vắng bóng, tìm lại một hơi thở thứ nhì vì hầy hết các ca khúc nổi tiếng của họ đều được tái bản nhân dịp này, trong đó có các bài hát tủ như Ebb TideYou've Lost That Lovin' Feeling cũng như (You're My) Soul and Inspiration.

Ca điệu miên man - thần chú dịu dàng

Được chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ kể cả tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Nhật, nhạc phẩm Unchained Melody đã đi vòng quanh thế giới. Rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi đã từng hát bài này : Tom Jones và Elvis Presley chuyên hát bài này trực tiếp trên sân khấu, các nhóm The Platters hay The Drifters phối theo điệu phúc âm gospel, Al Green hay Sam Cooke thì phá cách theo điệu soul, ban nhạc U2 hát theo điệu slow rock. Còn trong tiếng Việt, bài này từng được các ca sĩ như Khánh Hà hay Tuấn Ngọc trình bày.

Mỗi lần điệu nhạc trổi lên, người nghe lại thấy hiện về trong tâm trí hình ảnh của bộ phim Ghost (Hồn Ma). Diễn viên chính của bộ phim Patrick Swayze qua đời vì bạo bệnh vào mùa thu năm 2009. Một trong hai tác giả của bản nhạc là Hy Zaret từ trần vào năm 2007. Trước đó vài năm, ca sĩ Bobby Hatfield đột ngột qua đời vì dùng thuốc quá liều tại bang Michigan (tháng 11 năm 2003) trong khi anh chuẩn bị lên sân khấu trình diễn với nhóm The Righteous Brothers.

Rốt cuộc, tất cả những gương mặt đã làm nên tên tuổi của bài hát đều cùng về bên kia thế giới. Những chuỗi ngày cô đơn hoang mang không còn bàng hoàng vô tận. Giai điệu miên man của bài Unchained Melody giải thoát linh hồn tựa như câu thần chú dịu dàng, để rồi nhẹ nhàng sống mãi với thời gian.

Lời bài hát: Unchained Melody (Righteous Brothers)

Oh, my love, my darling, 
I've hungered for your touch a long, lonely time.
Time goes by so slowly and time can do so much. 
Are you still mine?

I need your love.
 I need your love.
 God speed your love to me.

Lonely rivers flow to the sea, to the sea, to the open arms of the sea.
 Lonely rivers sigh, wait for me, wait for me.
 I'll be coming home, wait for me.

Oh, my love, my darling,
 I've hungered for your touch a long lonely time.
Time, goes by so slowly, and time can do so much,
 Are you still mine?

I need your love. 
I need your love. 
God speed your love, to me....


Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Mình có một tuổi trẻ - để đánh mất tất cả

Những người già thật kỳ lạ. Họ lên tiếng như những người thành đạt kẻ cả, vỗ đầu, vuốt lưng và bảo chúng tôi: phải ngoan, đừng làm những trò ngu ngốc, đừng lao ra đường, đừng nghĩ suy gì hết, hãy sống đúng với cái tuổi của mình.
Tuổi trẻ có gì? – Mình ăn no, lớn lên như bong bóng, mình im lặng và … chết điTuổi trẻ có gì? – Mình ăn no, lớn lên như bong bóng, mình im lặng và … chết đi
Đó là lý lẽ của những kẻ cần kìm hãm và khiến đứa trẻ thiếu tự tin phải lùi lại. Im lặng và sợ hãi. Sự im lặng như một lời hiệu triệu: Tất cả chúng ta hãy im lặng, rồi tất cả sẽ ngoan.

Cuộc sống – đúng với bản chất khốc liệt của nó – biến người ta thành một chấm đen mỏng dính trong vũ trụ không tên gọi. Tuổi trẻ có gì? – Mình ăn no, lớn lên như bong bóng, mình im lặng và … chết đi.

Nhưng có một thứ quý giá mà tất cả đám người muốn che tai, bịt mắt không nhìn thấy (hoặc lừa đám trẻ con cho chúng khỏi thấy): Đó là tri thức.
Sự hiểu biết nhân lên gấp nhiều lần khi một người trẻ trung nói về mối quan tâm của họ, đọc về điều họ chưa biết, truy tìm kiến thức mà họ bị giấu đi. Sự tò mò không giới hạn biến người trẻ thành “cái gai” sẵn sàng nhô lên như dao nhọn, đâm vào cuộc sống và hút lấy tất cả những điều họ yêu quý, trân trọng.

Tôi đã gặp những người trẻ thức 20 giờ/ngày bên dự án riêng của họ, với niềm tin vô hạn nó sẽ thành công. Có những ánh mắt trong veo đã chinh phục từng trường đại học, đi khắp thế giới, chỉ để nói về một thứ duy nhất họ quan tâm: sự an toàn của trẻ em. Có những cô gái 17 tuổi, viết hàng ngàn trang tiểu thuyết, chỉ để tập luyện cho cái thú vui đam mê những nhân vật họ theo đuổi. Có những anh chàng xắn quần, chăn bò,  thức đêm trong trại chăn nuôi, nói như si mê về những kết quả họ nhìn thấy từ tháng ngày khó nhọc  gầy dựng tất cả trên những gì cha mẹ đã dạy họ. Có người đã cầm cây lúa lấm lem bùn lầy, mang theo ước vọng không giới hạn, một ngày nào đó nhìn thấy chú, bác nông dân gần nhà mình sẽ giàu có, no đủ từ giống lúa mình học được đâu đó xa xôi.
Người trẻ cần ý thức thật sự về điều họ cần, họ muốn -  Ảnh: Độc LậpNgười trẻ cần ý thức thật sự về điều họ cần, họ muốn - Ảnh: Độc Lập

Những ước vọng ấy là khởi nguồn đầu tiên của tự do, khi một người trẻ ý thức thật sự về điều họ cần, họ muốn, về những người họ muốn giúp, vì một xã hội mà họ tin rằng sẽ tốt đẹp hơn – qua chính công sức và nỗ lực họ bỏ ra. Niềm tin ấy thơ ngây đến xót lòng, rõ nét và khiến tất cả những ai còn vương vấn điều tốt đẹp, cảm thấy cần phải làm việc cùng với họ.

Người ta mong chờ gì từ đường phố sạch với những gã đàn ông nhổ nước bọt? Ai dám tin xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi cha mẹ lót những cọc tiền vào tay thầy cô để con mình trở thành học sinh giỏi? Người ta mong chờ gì ở tương lai khi thầy cô nhận tiền để dúi vào tay học trò một bài giải thi tốt nghiệp bệ rạc? Ai có thể tin rằng xã hội sẽ bớt ngột ngạt hơn khi người đàn bà giàu có ép thầy cô phải trừng phạt một đứa trẻ con nghèo, vì nó dám đánh nhau với con bà? Ai nghĩ rằng sẽ có thay đổi, khi chẳng ai thèm thay đổi gì?

Có lẽ đã đến lúc, phải tìm một ai đó để mong chờ. Như  đứa trẻ 17 tuổi áo rách, vai gầy, mặt sạm nắng đang thơ ngây học ngoại ngữ. Thằng con trai chăn bò đang dịch tài liệu chống bệnh cho bò ngay trong căn bếp thơm mùi than cỏ - thay đổi thứ kinh nghiệm mà cha anh chưa bao giờ biết đến. Cô gái nhát như cáy nhất định không chịu chụp ảnh vì “em xấu lắm” – một ngày nọ đã đọc luận văn về an toàn cho trẻ ngay trong một huyện nghèo mà cô đi khảo sát cho những “người Tây” xa lạ sẽ đến và giúp đỡ những em bé cô quen. Thế giới thay đổi từ những điều nhỏ nhất, những hành vi đơn giản nhất và những con người dám mở mắt ra, ngắm nhìn thế giới và không im lặng nữa.

Ai có thể buồn nhiều hơn cho những vụ giết người, thực phẩm gây ung thư, hay một cảnh ăn mày dàn dựng có lý? – Thật u tối. Hãy để chúng cho những người già – rảnh – và buồn theo cách đẹp. Tri thức không nằm ở nỗi sợ và lời than trách, nó đang tràn lên trong tim người trẻ trung nhất. Họ bận rộn học, bận rộn yêu, tận hưởng tuổi trẻ và ngày qua ngày thực hiện những gì tri thức đã dạy họ. Họ sống tự do, yêu tự do và đang chiến đấu vì tự do nhiều hơn bất cứ kẻ già nua nào đang lầm bầm chửi rủa thế giới.

Sẽ đến một lúc nào đó, như tôi đi ra đường, ngây dại đứng nhìn một bạn đang đứng trong khu phố của mình với một thùng sách, tặng từng quyển cho đứa trẻ bán kẹo sing-gum đi qua. Em bảo tôi, em muốn chúng có truyện đọc, giống như đống truyện này cha đã mua cho em. Tri thức xứng đáng được lan ra, như virus càng tốt, lan ra như những vòng nước chảy. Hoặc như một buổi chiều nọ, tôi gặp nhà phi hành của NASA, một em học sinh lớp 10 chạy lại hỏi ông: Cháu muốn thi vào ngành vũ trụ, muốn đi bộ trong không gian, cháu sẽ học cái gì?

Khi vũ trụ nằm trong lòng bàn tay và nhen lửa trong trí óc những đứa trẻ, kẻ bịp bợm đừng hòng tước đoạt tự do của họ - tự do trong ý nghĩ – trong suy tư – và trong cách thay đổi thế giới gần bên họ.

Ta làm gì có thứ gì để mất, ngoài cái tuổi trẻ quá đỗi ngắn ngủi này…

Trong khi ấy, những kẻ già chết nhát, vội vàng bảo mình im lặng và ngoan hiền.

Thật nực cười.

Khải Đơn*

(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người viết tự do đang sống và làm việc tại TP.HCM. 

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

Đứng trước những thay đổi của cuộc sống, bạn sẽ làm gì ???


"Đường đời vốn không bằng phẳng và cách chúng ta xử lý ở những đoạn ngoằn nghèo, những chỗ quanh co sẽ quyết định đến  thành công của bạn." Học cách chấp nhận những thay đổi và thay đổi chính mình.


Tôi nhớ đến đoạn thơ:
"Dù đục dù trong, con sông vẫn chảy
 Dù cao dù thấp, cây lá vẫn xanh
 Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
 Vẫn phải sống từ những điều rất nhỏ
 Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó,
 Sao ta không tròn ngay tự trong Tâm.
 Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mầm,
 Nhưng chồi tự vươn lên tìm ánh sáng.
 Nếu tất cả đường đời đều trơn láng,
 Chắc gì ta đã nhận được ra ta.
 Ai trên đời cũng có thể tiến xa,
 Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
 Hạnh phúc giống như bầu trời này vậy,
 Có bao giờ dành chỉ cho riêng ta?"
Từ lúc sinh ra cho đến giờ không ai trong chúng ta không trải qua những khó khăn, mất mát, những lúc thăng trầm trong cuộc sống. Có khi trễ học vì xe bị hỏng, hay có lúc bài kiểm tra bị điểm kém, rồi lại thi rớt đại học hay lựa chọn sai chuyên môn và phạm phải sai lầm trong cuộc đời vào thời điểm nào đó... Vâng! Tôi có thể liệt kê rất nhiều, rất nhiều... những khó khăn mà ai cũng đã đi qua.


Và rồi ai đó trong chúng ta lại trách sao đời lại đổi thay, rồi cuộc đời trả lời chúng ta rằng: "Thay đổi là một điều tất yếu." Nhưng suy cho cùng thì những thách thức này, những đổi thay này có đáng chi đối với chúng ta, có đáng chi với tuổi trẻ. Vậy nên chúng ta hãy học cách thay đổi chính bản thân, học cách giáo dục tự thân cho mình để có một gia tài, một gia tài thực sự của riêng mình.


Hãy bắt đầu từ những điều đơn giản trong cuộc sống, nên nhớ những điều giản đơn rất khó thực hiện, bởi chúng ta hay sao lãng với những điều tưởng chừng như đơn giản này. Những thói quen hàng ngày của bạn sẽ quyết định đến tương lai, hãy đọc những trang web và cuốn sách hay, có lợi cho giáo dục tự thân. Quẳng hết đi những tờ báo lá cải, những trang mà chỉ nhồi nhét những tư tưởng lệch lạc, lối tư duy và suy nghĩ theo số đông, những thứ rác thải hàng ngày mà những người thành công họ đã quẳng đi từ thuở nào thậm chí không đếm xỉa tới. Không cách nào hay hơn bằng cách chính bản thân chúng ta tự tìm tòi, tự học hỏi.

Cuộc đời vốn dĩ không như ta tưởng, đường đời luôn đầy rẫy những thử thách, có lúc tưởng chừng như ta gục ngã trên đoạn đường đi đến ước mơ, đôi lúc ta muốn từ bỏ, quẳng qua một bên. Chỉ muốn một cuộc sống thanh thản, nhưng không! Đây không phải là thời điểm để bạn tìm sự an vui và thanh thản. Chỉ khi nào bạn chấp nhận bước tiếp, bước qua nỗi sợ hãi, lo lắng...

Hãy bỏ qua những tiếng nói từ bên ngoài cũng như nội tâm của bạn: "Mày không thể làm được!" Nhưng từ sâu thẳm trong tâm chúng ta vẫn còn một ngọn lửa của hy vọng, của niềm tin: "Tôi có thể làm được." Bởi không có gì cản nổi những ý tưởng, những dự định của tuổi trẻ chúng ta, cho dù đường đời không trơn láng thì bạn hãy là người làm nhẵn chặng đường bạn đi bằng cách vượt qua những thử thách. Đương đầu trước những thay đổi trong cuộc sống và biến cố cuộc đời. Trong bài hát "Nhật Ký Của Mẹ" của Nguyễn Văn Chung có đoạn:

"Ngày mai sau khi con lớn khôn
 Đường đời không như con ước mơ
 Hãy đứng lên và vững bước trên đường xa"


Trong cuộc sống, các bạn nhớ một điều rằng: Kẻ thù lớn nhất đó là chính mình, người bạn thân nhất chính là bản thân bạn. Còn gia đình bạn bè, người thân họ là chất xúc tác hỗ trợ bạn trên con đường thực hiện ước mơ của chính bạn. Họ sẽ xuất hiện vào thời điểm cần thiết khi bạn cảm thấy gục ngã, chính vì vậy hãy luôn trân trọng những người bên cạnh bạn, hãy đối xử thật tốt với họ cho dù bạn muốn hay không thì họ là những nhân tố để giúp bạn đi đến thành công.

“Đừng ước rằng mọi chuyện sẽ dể dàng hơn; Hãy ước bạn tài giỏi hơn. Đừng ước rằng bạn sẽ có ít rắc rối trong cuộc sống; Hãy ước bạn có nhiều kỹ năng hơn. Đừng ước cuộc sống của bạn có ít thử thách; Hãy ước bạn khôn ngoan hơn.” - Jim Rohn

Bạn hãy nhớ từ "Impossible" chỉ cần chúng ta thêm vào dấu phẩy "Im' possible" những dấu phẩy của cuộc đời, dấu phẩy của sự khôn ngoan, của niềm tin, của hy vọng, của can đảm và quyết đoán...

Để có được nhiều hơn.. Bạn phải trở thành con người tài giỏi hơn.

Tuệ Phúc

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời...

Me: Một năm với nhiều thay đổi, khó khăn, thuận lợi qua đi, cuối năm nhìn lại, hôm nay có chút thời gian nên tranh thủ đọc cuốn sách của cô Y tặng KTS X, rất thích. Điều rút ra được là điều mình luôn vẫn nghĩ, ước mơ thôi chưa đủ - cần nhất vẫn là nỗ lực - điều gì người khác làm được thì mình cũng làm được. Xin chia sẻ với cả nhà bài viết rất hay được nhắc trong cuốn sách. Qua một năm sóng gió, hãy vững bước và tin vào thành công trong năm tới. 

"Qua năm mới Mã Đáo Thành Công,

Rộng biển trời Soải Chân Thiên Lí" 

( :x Cuối năm làm thơ con cóc cả nhà đừng cười)


*******************************************************************************
Nếu ngày mai bạn không nhìn thấy mặt trời, mọi mơ ước sẽ chìm trong bóng tối, mọi cánh cửa cuộc đời đều khép lại, bạn sẽ làm gì?
Chắc hẳn bạn sẽ đau buồn, khóc lóc, dằn vặt. Vui sao được khi “giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” mà bạn lại không còn đôi mắt sáng. Chắc bạn sẽ trách trời cao, đất dày sao quá bất công. Bạn có quyền làm thế: cứ khóc cho thỏa thích, cứ đau buồn cho đến lúc không thể buồn hơn được nữa. Nhưng xin đừng mất đi niềm vui sống và niềm hy vọng. Biết đâu câu chuyện của tôi có thể làm cho bạn không bao giờ mất niềm tin vào những điều kỳ diệu trên đời cho dù bạn ở trong bất kỳ một hoàn cảnh khó khăn nào.

Tôi sinh ra với căn bệnh “thoái hóa sắc tố võng mạc”, căn bệnh rất hiếm, chỉ có 20 triệu người trên thế giới mắc phải và các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu hiện còn bó tay. Căn bệnh này làm cho thị trường càng ngày càng hẹp. Theo thời gian, con mắt chỉ có độ mở 10 độ, rồi 5 độ, và khi nào nó về zero, thì bạn sẽ không nhìn thấy gì nữa. Thị lực cũng suy giảm rõ rệt và điều quan trọng nhất là nhìn thấy bệnh tiến triển mà đành bất lực để nó từ từ cướp đi khả năng nhận ánh sáng của đôi mắt. Không có thuốc đặc trị! Không có phẫu thuật nào có thể khắc phục được. Hãy ngồi chờ và đón nhận một cuộc sống trong bóng đêm hay sao? KHÔNG, tôi không chịu đầu hàng số phận.
Hành trang của tôi: Chiếc gậy ba màuHành trang của tôi: Chiếc gậy ba màu

Khi còn nhỏ, tôi thường bị mẹ mắng là đoảng. Hễ mâm cơm để giữa nhà, thì 99% tôi đá đổ, cả nhà sẽ nhịn ăn và nhất là khi có khách, bố mẹ chỉ có mà độn thổ vì có đứa con vô ý như tôi. Tôi càng cố gắng thì càng bị mắng mà không hiểu sao mình vô ý thế. Cứ đi từ chỗ tối ra chỗ sáng là tôi chói mắt và không ít lần ngã bổ chửng khi bước từ rạp chiếu phim ra, khiến tôi vô cùng xấu hổ. Càng lớn, căn bệnh càng phát triển, cho đến một ngày tôi cứ đâm vào những cành cây chắn ngang lối đi. Tôi đang dần dần bị mù mà không hề biết. Bác sỹ khuyên tôi hạn chế đọc sách và dùng máy tính. Trời ơi, tôi làm sao mà ngừng đọc được. Cuộc sống của tôi chỉ có ý nghĩa khi làm việc, mà công việc đòi hỏi tìm tòi, đọc sách, nghiên cứu và viết. Ngừng đọc nghĩa là chết. Bỏ ngoài tai lời khuyên bác sỹ, tôi vẫn lao vào học thi và giành được Học bổng Fulbright.

Cuộc đời mở sang một chương mới khi tôi sang Boston học chương trình thạc sỹ về Hoa Kỳ học. Nước Mỹ đã làm tôi vững tin rằng mình “tàn mà không phế”. Nơi đây, người khuyết tật được luật pháp bảo vệ. Thái độ xã hội luôn cảm thông, khuyến khích họ phấn đấu để vẫn sống hạnh phúc như bất cứ một người lành lặn nào. Khi đi học, họ được tạo mọi điều kiện để có thể đạt kết quả mong muốn. Mọi đề cương môn học đều nêu rõ sinh viên nào cần trợ giúp đặc biệt thì cho giáo sư biết, họ sẽ thiết kế chương trình, hoặc có những biện pháp thích hợp. Tôi rất may mắn được giáo sư và bạn bè cảm thông, giúp đỡ. Họ phát riêng cho tôi những tập tài liệu chữ to, chỉ chỗ mua sách audio và các phần mềm trợ giúp và tìm những bác sỹ nhãn khoa giỏi nhất thế giới. Điều quan trọng hơn cả, họ động viên, khuyến khích tôi phấn đấu để thành công. Giáo sư Jean Humez, thày hướng dẫn của tôi, luôn nói: “Em có thể mất khả năng nhìn thấy ánh sáng, nhưng nhất định em phải trở thành một giáo sư giỏi, một nhà khoa học có ích, chỉ cần em cố gắng và hãy học chữ nổi.”

Tôi nghe lời bà. Sau khi hoàn thành luận văn thạc sỹ, tôi tiếp tục theo học chương trình tiến sỹ. Một thử thách lớn. Chỉ đọc độ 30 phút là mắt tôi mệt rã rời, đau nhức đến tận óc, trong mắt như có kim châm. Tôi chỉ nhìn thấy lờ mờ trong khoảng cách 2 mét. Xa hơn nữa, tất cả lòa nhòa, chỉ còn những vệt tối và sáng kể cả khi đeo kính. Khi đọc sách, tôi dùng kính lúp, khi viết bài, tôi dùng phông chữ 20-25. Tôi dán mắt vào màn hình với khoảng cách 20-25 cm. Mỗi khi làm bài xong, toàn thân tôi tê dại vì ngồi trong một tư thế rất bất tiện. Cứ như thế, tôi đã dần dần hoàn thành các khóa học của chương trình tiến sỹ và đang viết luận án. Một cuộc chạy đua với số phận, không chỉ để chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức. Với tôi, đây là một cuộc chạy đua với Bóng Tối. Tôi muốn mình phải sẵn sàng vào cuộc nếu ngày mai hắn đến.

Cho đến giờ, tôi không còn nghĩ là mình kém may mắn khi mắc phải căn bệnh này. Câu nói tôi yêu thích nhất của Karl Marx là: “Không cái gì thuộc về con người được xa lạ với tôi.” Vâng, trải nghiệm của người mù không hề xa lạ với tôi. Không thể nói đó là trải nghiệm mà tôi mong muốn, nhưng nhờ nó, tôi biết yêu thương và cảm thông với con người hơn. Tôi biết trân trọng những điều bình dị mà hiển nhiên ta có: ánh nắng mặt trời. Ai sinh ra chẳng có đôi mắt và chúng ta thản nhiên đón nhận ánh sáng mà không thấy đó là hạnh phúc lớn lao, là niềm mơ ước không bao giờ có được của những người khiếm thị. Chỉ khi nào trải nghiệm được cảm giác của người mù, chúng ta mới thấy quý từng giây từng phút được nhìn thấy ánh sáng.

Vì khiếm thị, tôi tìm đến cộng đồng của những người cùng cảnh ngộ. Tôi đến với các em trường Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội. Tôi tham gia “Hội Văn hóa Việt” ở Boston, tổ chức các hoạt động từ thiện gây quỹ để giúp Ban nhạc Hy vọng, ban nhạc của các em khiếm thị tại trường Nguyễn Đình Chiểu, do vợ chồng nghệ sỹ đàn piano Tôn Thất Triêm và ca sỹ Xuân Thanh đỡ đầu. Tôi có duyên may được gặp các em, những người sinh ra chưa từng được nhìn thấy ánh sáng. Tôi được thưởng thức một chương trình âm nhạc rất chuyên nghiệp do các em biểu diễn. Các em chăm chú nghe tôi kể chuyện nước Mỹ. Nhanh thoăn thoắt, các em dắt tôi đi thăm kí túc xá. Các em sử dụng máy tính thành thạo để học và cả viết báo. Nhiều em nói tiếng Anh rất khá. Nói chuyện về màu sắc, tôi hỏi các em thích màu gì. Một em nói: “Màu hồng.” Tôi nhận thấy em mặc áo hồng, trong tay là một chiếc ví cũng màu hồng. Còn một em khác mặc áo xanh và nói: “Em thích màu xanh cô ạ.” Các em đoán tôi mặc áo màu tối. Lạ chưa, tôi mặc áo màu đen. Tôi hỏi kinh nghiệm học chữ nổi, các em cười rất hồn nhiên: “Cô ơi, chữ nổi học dễ lắm, chứ không khó như học tiến sỹ đâu.”
Tác giả nói chuyện với Thu Hương (cô bé áo hồng) và Hương Sen (cô bé áo xanh) tại trường Nguyễn Đình ChiểuTác giả nói chuyện với Thu Hương (cô bé áo hồng) và Hương Sen (cô bé áo xanh) tại trường Nguyễn Đình Chiểu

Nụ cười hồn nhiên trên gương mặt trẻ thơ với những con mắt mờ đục cứ đọng mãi trong tôi khiến tôi thấy mình có lỗi nếu cứ than thân trách phận rằng mình thiếu may mắn. Chính các em đã dắt tôi bước qua nỗi sợ và làm tôi yêu cuộc sống hơn. Tôi mang nợ với các em, những người cõng nhau, dìu nhau đến lớp với chiếc gậy tre trong khi tôi có đủ mọi thứ, từ chiếc gậy ba màu, phản quang, có thể gập lại, bỏ túi, và hễ ai nhìn thấy, họ sẽ giúp tôi, đến những trợ giúp ở trường đại học các em chưa khi nào dám mơ tới. Tôi lao vào tìm kiếm mọi khả năng giúp các em. Tôi vận động bạn bè ở Mỹ đóng góp tiền bạc, công sức, mua gậy và các phần mềm chuyên dụng cho người khiếm thị, rồi tìm cách chuyển về Việt Nam. Nhiều người Mỹ viết thư trao đổi với các em và giúp các em học tiếng Anh qua mạng. Các em dần dần thấy tương lai không còn bó hẹp với nghề vót tăm hoặc mat-xa, như xã hội thường nghĩ các em chỉ làm được thế. Có em vào đại học, có em dạy tiếng Anh cho chính các bạn khiếm thị. Các em gọi tôi là “cô” vì tôi là cô giáo, nhưng chính các em mới là thày của tôi. Chính các em đã mang điều kì diệu là niềm vui sống đến với tôi, và chính nước Mỹ: thày cô, bạn bè, bác sỹ, đã làm cho niềm vui sống ấy lan tỏa đến bao người, không chỉ những người khiếm thị.
Câu nói của V. I. Lenin: “Học, học nữa, học mãi” cùng với triết lý học suốt đời trở thành thần dược cho tôi. Một khi còn học được và được học, tôi thấy mình đang sống và hạnh phúc. Tôi gặp bác sỹ Eliot Berson, chuyên gia hàng đầu thế giới về căn bệnh này khi tôi vừa viết xong luận văn thạc sỹ. Không khỏi ngạc nhiên khi biết tôi có thể làm được điều đó khi căn bệnh đang tiến triển, ông mỉm cười: “Hãy làm những gì bạn đang làm, chẳng gì có thể phá hỏng thêm đôi mắt của bạn”. Đó là liều thuốc an thần lớn nhất mà tôi từng có trong đời.

Tôi sẽ làm gì khi ngày mai không còn nhìn thấy ánh nắng mặt trời? Tôi sẽ nghe theo lời khuyên của bác sỹ Berson là tiếp tục công việc tôi đang làm: học, dạy học, viết báo, viết văn và giúp đỡ các em khiếm thị thiếu may mắn hơn tôi. Tôi luôn ý thức được một ngày nào đó Bóng Tối sẽ đến gần và tôi sẽ nói với hắn: “Ta đã chờ mi, ta chẳng ưa gì mi, nhưng số phận bắt ta phải đi cùng mi, mi có thể cướp đi ánh sáng của ta, nhưng mi đừng hòng làm ta gục ngã, ta luôn sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì mi thách thức ta, và mi đừng hy vọng cướp đi niềm vui sống trong ta”. Ánh sáng sẽ đến từ tình yêu thương của gia đình và bè bạn, từ sự cảm thông chia sẻ của cộng đồng. Ánh sáng sẽ đến từ tri thức, kinh nghiệm, từ những gì tôi đã cóp nhặt, chắt chiu, nâng niu trong nhiều năm qua và sẽ còn tiếp tục gom góp để thấy mình luôn có ích cho đời. Hành trình Hà Nội-Boston của tôi là hành trình đi tìm ánh sáng, gìn giữ và chia sẻ ánh sáng với những ai cần đến nó.

Medford, tháng 7/2013
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Phương, Nghiên cứu sinh ngành Quản trị Giáo dục Đại học, Đại học Massachusetts, Boston. Chị cũng là giảng viên bộ môn Tiếng Việt, Khoa Ngôn ngữ Hiện đại, Đại học Massachusetts, Boston.