“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”

“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”
“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Photograph (bài hát của Ed Sheeran): đẹp tươi và ám ảnh


Ed Sheeran

 "Photograph" là ca khúc của ca sĩ-nhạc sĩ người Anh Ed Sheeran trong album phòng thu thứ hai của anh, với tên gọi X. Vào tháng 5 năm 2012 Sheeran đồng sáng tác bài hát với thành viên Johnny McDaid của Snow Patrol, người sáng tác ra đoạn loop piano mà từ đó bài hát phát triển. Sau nhiều khó khăn ban đầu Sheeran nhờ cậy tới sự giúp đỡ của nhà sản xuất nhạc hip hop Jeff Bhasker và thành công trong việc tăng thêm sức sống cho bài hát. Với việc sử dụng guitar acoustic, piano và bộ trống điện tử, bản ballad đầy tâm trạng và dạt dào cảm xúc kể lại câu chuyện về mối tình xa cách đầy khắc khoải bằng lời hát cụ thể và rõ ràng.



Bài hát được phát hành dưới dạng tải kĩ thuật số "instant grat" trên iTunes Store vào ngày 20 tháng 6 năm 2014, là đĩa đơn thứ 7 trong 7 đĩa đơn quảng bá từ album và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2015 "Photograph" được phát hành làm đĩa đơn thứ năm và cuối cùng từ album và có mặt trong top 5 ở năm quốc gia. Video âm nhạc của bài hát là chuỗi những đoạn phim về cuộc đời của Sheeran từ lúc còn là một đứa trẻ tới khi trưởng thành, giúp cho người xem hiểu hơn về niềm đam mê với nhạc cụ, với đồ chơi lego,... của ca sĩ người Anh.

"Photograph" là một bản ballad acoustic với nhạc khí bao gồm guitar acoustic, piano, keyboard, guitar điện và bass, và trống điện tử. Bài hát bắt đầu với những tiếng guitar acoustic và nối tiếp bởi phím đàn piano, "cứ thế cho tới khi những tiếng trống cỡ lớn bắt đầu vang dội".[1]

"Photograph" là ca khúc của ca sĩ-nhạc sĩ người Anh Ed Sheeran trong album phòng thu thứ hai của anh, với tên gọi X

 Vào tháng 5 năm 2012, Sheeran tham gia tour diễn của Snow Patrol với tư cách nghệ sĩ mở màn một số buổi diễn tại Bắc Mỹ. Johnny McDaid, một thành viên của nhóm, chính là người tạo nên đoạn loop piano dài ba nốt[2] mà sau đó chính là tiền đề của "Photograph". Động cơ phát triển bài hát được thúc đẩy khi Sheeran, lúc này đang ở một khách sạn tại Kansas City, cứ ngân nga điệp khúc "loving can hurt, loving can hurt" trong lúc đoạn loop[2] đang vang lên trên máy tính của McDaid.[3] Sau bốn tiếng tiếp tục các hoạt động cá nhân trong lúc lên ý tưởng cho bài hát, Sheeran liền lấy cây guitar của anh ra và họ chính thức bắt đầu xây dựng nó;[4] McDaid cũng thêm phần nhạc nền cho bài hát.[5] Theo Sheeran, họ chỉ mất nửa tiếng để hoàn thành công việc soạn nhạc cho bài hát. Cả hai chỉ thực sự nhận ra những gì họ đã tạo ra chỉ sau khi nghe thử lại vào ngày hôm sau và cuối cùng quyết định ghi âm nó.[5]

Theo Sheeran, anh có lẽ đã thu bài hát 60 hay 70 lần theo nhiều phiên bản khác nhau từ hát trực tiếp tới phiên bản có tiếng đệm piano đi kèm. Anh cũng thu âm với nhiều nghệ sĩ khác ngoài McDaid ra như Jake Gosling, người sản xuất phần lớn album +, và Rick Rubin, người cũng có nhiều đóng góp cho album x. Tuy nhiên những phiên bản này không làm anh thỏa mãn và anh quyết định nhờ sự giúp đỡ từ Jeff Bhasker. Sự cộng tác này đem lại hiệu quả tích cực và Bhasker tiếp tục hoàn thiện và chau chuốt cho bản thu trong vài tháng sau đó cho tới khi họ cảm thấy hoàn hảo. Sheeran coi "Photograph" là bản thu đầu tiên được hoàn thiện một cách chuẩn mực cho sản phẩm phòng thu tiếp theo.[6]

Lời bài hát kể về một mối tình xa cách[7] với những chi tiết như khi nhân vật chính nhớ về lúc anh và người con gái của mình trao nụ hôn "bên dưới ánh đèn đường, trên con phố thứ 6",[7][8] hay khi cô gái ấy giữ những tấm ảnh của anh "trong túi quần jeans rách [của cô ấy]".[9] Trong một buổi phỏng vấn trên đài phát thanh, Sheeran xác nhận "Photograph" lấy cảm hứng từ một cô gái tên Nina,[10] cùng tên với một bài hát trong album x. Nina này chính là Nina Nesbitt, ca sĩ-người viết ca khúc người Edinburgh, Scotland, người anh từng hẹn hò trong khoảng một năm.
"Photograph" được lấy cảm hứng từ bạn gái cũ của Sheeran, nữ ca sĩ-nhạc sĩ Nina Nesbitt.
Photograph mới đây được sử dụng trong bộ phim tình cảm lãng mạn đang gây sốt trên toàn thế giới, "Me Before You" (Tựa tiếng Việt: "Trước Ngày Em Đến"). “Me Before You” với câu chuyện tình lãng mạn giữa chàng trai trên xe lăn và cô gái có sở thích đặc biệt với những đôi tất “ong thợ” đã chạm đến sâu thẳm xúc cảm của người xem. Will Traynor, nam nhân vật chính, từng là một người đàn ông hoàn hảo, cho đến khi tai nạn cướp đi khả năng làm người bình thường của anh. Mặc cảm về bản thân và quãng đời tàn phế của mình, Will tìm đến cái chết để chấm dứt những "cơn đau" và mối tình 6 tháng với Louisa "Lou" Clark, cô gái từng khiến anh “muốn thức dậy vào mỗi sớm mai”.“Me Before You” được ví như một “cơn mưa rào” tưới mát tâm hồn khán giả giữa những ngày hè nóng bức. Lãng mạn, ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt, đó là cảm xúc chung của người xem. Nhưng góp phần quan trọng để làm nên những cảm xúc đó còn là những bản soundtrack của bộ phim. Mỗi ca khúc là một câu chuyện, một dư vị khác nhau của tình yêu. Không cần những đoạn hội thoại “dài hơi”, chỉ cần đặt đúng thời điểm, những ca khúc này đã truyền tải được thông điệp câu chuyện.

Không cần những đoạn hội thoại “dài hơi”, chỉ cần đặt đúng thời điểm, Photograph đã truyền tải được thông điệp câu chuyện.

Trong bài đánh giá x qua từng track trên Billboard, Jason Lipshutz cho rằng đoạn "Loving can hurt sometimes/But it's the only thing that I know" của "Photograph" là đoạn lời "trụ cột của cả album".[1] Capital FM khen ngợi bài hát "đẹp một cách ám ảnh" và bài ca của "một cô gái chờ người cô yêu trở về nhà".[19] Sarah Rodman của The Boston Globe cũng cùng chung quan điểm khi cho rằng bài hát thật "ám ảnh" "khiến bạn rùng mình với sự du dương" [của nó].[20] Cách Sheeran sử dụng hình ảnh tượng trưng trong lời bài hát được Jamieson Cox của Time đánh giá cao.[8]

Neil McCormick của tờ Daily Telegraph nhận xét rằng Ed Sheeran "có thể nhẹ nhàng chuyển tông" trong suốt cả album, còn bài hát là một "bản ballad sâu lắng".[21] Lipshutz miêu tả cách hát của Ed Sheeran là "giản dị" qua tiếng guitar "ngập ngừng".[1] Katy Empire của The Guardian gọi "Photograph" là một bản "ballad có sức ảnh hưởng", còn cách sáng tác lời của Sheeran như thể "được tính toán cụ thể".[9] Trên MusicOHM, John Murphy thấy rằng dù "nó không hề tệ", "Photograph" vẫn hơi "thận trọng và đầy nghi ngờ", cho rằng nó giống một bài hát "nhạc phim cho một cảnh lột tả cảm xúc trong các loạt phim truyền hình Mỹ".[22]


Trong bài viết phân tích lời bài hát trong album, Annie Zaleski của The A.V. Club nhận xét rằng sự tự ý thức về bản thân của Sheeran "bao trùm phần còn lại" của album, ví dụ như việc nói về cảm xúc nhớ nhà trong "Photograph".[23] Trong khi đó, Carolyn Menyes của Music Times viết về ca khúc như sau rằng "trong bố cục rộng hơn của x, 'Photograph' dường như không mấy hài hòa về mặt câu từ", và chỉ ra rằng phần lớn album khám phá "những cảm xúc của người tình bị coi khinh, người yêu cũ lừa dối và chút phóng túng cuộc đời"[24] và bình luận thêm rằng: "'Photograph' là trong số những bài hát đẹp một cách giản dị của Sheeran."

"Photograph"
Tình yêu có thể để lại nỗi đau
Đôi lúc nó sẽ làm ta đau
Anh chỉ biết được bấy nhiêu thôi
Khi mọi chuyện xấu đi
Em biết đó, đôi lúc chuyện sẽ xấu đi
Nhờ đó mà ta biết trân trọng những khoảnh khắc đẹp
Ta lưu giữ tình yêu này trong bức ảnh
Những kỉ niệm chỉ dành riêng cho hai đứa
Nơi mà hai đôi mắt không bao giờ khép lại
Hai con tim không hề tổn thương
Những khoảnh khắc sẽ mãi còn như vậy
Và em có thể giữ anh
Trong túi chiếc quần jeans bạc màu
Hãy luôn giữ nó bên em
Cho đến khi ta gặp lại nhau
Và em sẽ không còn cô đơn nữa
Hãy chờ anh quay về
Tình yêu có thể chữa lành
Tình yêu có thể hàn gắn một linh hồn rạng nứt
Và đó là điều mà anh biết
Anh hứa mọi chuyện rồi sẽ tươi đẹp hơn
Hãy đặt hết niềm tin của em vào điều đó
Và hãy ghi nhớ đến khi ta nằm xuống
Ta lưu giữ tình yêu này trong bức ảnh
Những kỉ niệm chỉ dành riêng cho hai đứa
Nơi mà hai đôi mắt không bao giờ khép lại
Hai con tim không hề tổn thương
Những khoảnh khắc sẽ mãi còn như vậy
Và em có thể giữ anh
Trong túi chiếc quần jeans bạc màu
Hãy luôn giữ nó bên em
Cho đến khi ta gặp lại nhau
Và em sẽ không còn cô đơn nữa
Hãy chờ anh quay về
Và nhỡ em làm anh đau
Không sao cả, chỉ lời chia ly khiến anh buồn
Trong bức ảnh đó em vẫn ôm lấy anh
Và anh sẽ không bao giờ buông tay
Hãy chờ anh quay về [4x]
Oh em hãy đặt anh
Vào mặt chiếc dây chuyền em có được khi tuổi 16
Giữ nó bên cạnh nhịp tim
Nơi mà nó thuộc về
Hãy mãi khắc ghi hình ảnh ấy
Và nhỡ em làm anh đau
Không sao cả, chỉ lời chia ly khiến anh buồn
Trong bức ảnh đó em vẫn ôm lấy anh
Và anh sẽ không bao giờ buông tay
Khi anh đi rồi
Anh sẽ nhớ nụ hôn ngày đó
Dưới ánh đèn đường
Ở con hẻm số 6
Anh đang lắng nghe tiếng em thì thầm qua điện thoại,
Hãy chờ anh quay về.

____________________________

"Photograph"
Loving can hurt
Loving can hurt sometimes
But it's the only thing that I know
When it gets hard
You know it can get hard sometimes
It is the only thing that makes us feel alive
We keep this love in a photograph
We made these memories for ourselves
Where our eyes are never closing
Hearts are never broken
Times forever frozen still
So you can keep me
Inside the pocket
Of your ripped jeans
Holdin' me closer
'Til our eyes meet
You won't ever be alone
Wait for me to come home
Loving can heal
Loving can mend your soul
And it's the only thing that I know (know)
I swear it will get easier
Remember that with every piece of ya
And it's the only thing we take with us when we die
We keep this love in this photograph
We made these memories for ourselves
Where our eyes are never closing
Our hearts were never broken
Times forever frozen still
So you can keep me
Inside the pocket
Of your ripped jeans
Holdin' me closer
'Til our eyes meet
You won't ever be alone
And if you hurt me
That's OK, baby, only words bleed
Inside these pages you just hold me
And I won't ever let you go
Wait for me to come home [4x]
Oh you can fit me
Inside the necklace you got when you were 16
Next to your heartbeat
Where I should be
Keep it deep within your soul
And if you hurt me
Well, that's OK, baby, only words bleed
Inside these pages you just hold me
And I won't ever let you go
When I'm away
I will remember how you kissed me
Under the lamppost
Back on 6th street
Hearing you whisper through the phone,
"Wait for me to come home."

Các bản cover thành công của Photograph trên Youtube:

1. Photograph - Ed Sheeran (Boyce Avenue feat. Bea Miller acoustic cover) on Apple & Spotify

2. Ataska covers "Photograph" (Ed Sheeran) LIVE on Wish 107.5 Bus
3. SARA'H - PHOTOGRAPH ( FRENCH VERSION ) COVER ED SHEERAN


4. Photograph - Ed Sheeran - Violin cover - Daniel Jang

5. Ed Sheeran - Photograph (Piano/Cello Cover) - Brooklyn Duo



1.    a ă â Lipshutz, Jason (ngày 23 tháng 6 năm 2014). “Ed Sheeran, 'x': Track-By-Track Review”. Billboard. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
2.    a ă Connolly, Lynn (ngày 24 tháng 7 năm 2015). “Ed Sheeran confesses 'Photograph' lyrics "fell out" in phút, as did his bowels once apparently”. Unreality TV. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
3.    ^ “Ed Sheeran Begins To Multiply”. noise11.com. Ngày 20 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
4.    ^ Music-News.com Newsdesk (ngày 29 tháng 6 năm 2014). “Ed Sheeran talks through new album”. Music-news.com. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2015.
5.    a ă Tietjen, Alexa (ngày 22 tháng 4 năm 2015). “Relive Ed Sheeran's Touching Performance of "Photograph" While You Wait for the Music Video to Drop”. VH1 (Viacom). Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
6.    ^ “Ed Sheeran Wrote The Song "Photograph" While On Tour With Snow Patrol”. VH1. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
7.    a ă Roth, Madeline (ngày 22 tháng 4 năm 2015). “Warning: Ed Sheeran's Next 'X' Single Will Probably Make You Cry”. MTV (Viacom). Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
8.    a ă Cox, Jamieson (ngày 31 tháng 5 năm 2014). “REVIEW: Ed Sheeran Multiplies His Appeal on x”. Time. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2015.
9.    a ă Empire, Kitty (ngày 22 tháng 6 năm 2014). “x review – Ed Sheeran's second album has a broad palette but lacks depth”. The Guardian. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
10. ^ “Ed Sheeran Talks Dirty In NSFW Radio Interview [Video]”. Inquisitr.com. Ngày 30 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
11. ^ Corner, Lewis (ngày 25 tháng 2 năm 2013). “Ed Sheeran: 'New song Photograph will change my career path'”Digital Spy. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2014.
12. ^ McLean, Craig (ngày 16 tháng 7 năm 2014). “Ed Sheeran interview: 'I don't make music for critics'”. The Guardian. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
13. a ă â Book, Ryan (ngày 9 tháng 5 năm 2015). “Ed Sheeran Unveils Family Videos in 'Photograph' Video [WATCH]”. Music Time. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2015.
14. ^ Vena, Jocelyn (ngày 22 tháng 4 năm 2015). “Ed Sheeran Announces 'Photograph' As Next 'X' Single”. Billboard. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
15. a ă “Hot/Modern/AC Future Releases”. All Access. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2015.
16. a ă “Top 40/M Future Releases”. All Access. Bản gốclưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2015.
17. a ă Krauser, Emily (ngày 10 tháng 5 năm 2015). “Ed Sheeran Releases Cutest Music Vid Ever for 'Photograph'”. Entertainment Tonight. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
18. a ă â b c d Kreps, Daniel (ngày 11 tháng 5 năm 2015). “Watch Ed Sheeran's Home Movies in 'Photograph' Video”. Rolling Stone. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2015.
20. ^ Rodman, Sarah (ngày 23 tháng 6 năm 2014). “Ed Sheeran, 'X'”. The Boston Globe. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
21. ^ McCormick, Neil (ngày 24 tháng 6 năm 2014). “Ed Sheeran, X, review: 'genuinely great'”The Daily Telegraph.
22. ^ John, Murphy (ngày 23 tháng 6 năm 2014). “Ed Sheeran – X”. MusicOHM. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
23. ^ Zaleski, Annie (ngày 24 tháng 6 năm 2014). “Taylor Swift’s BFF Ed Sheeran reaffirms his pop star status”. The A.V. Club. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2015.
24. a ă Menyes, Carolyn (ngày 20 tháng 6 năm 2014). “REVIEW: Ed Sheeran Takes A 'Photograph' In Beautiful New Love Song from 'X' [LISTEN]”. Music Times. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2015.

 _____________________________________________________________


"Tình yêu là thứ đôi khi tổn thương bạn nhưng cũng là điều khiến bạn cảm thấy mình được sống"


HN.19.02.2017

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

HỘI NHẬP & ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC: TINH HOA HAY ĐẠT CHUẨN ?

INTEGRATION & EDUCATION ARCHITECTURE: ELITE  OR STANDARD?

Arch. Thai Vu Manh Linh/ Saturday, December 10, 2016

Over the years, Vietnam Architecture received multicolor from the architectural cultural achievements of domestic and foreign with the approach of many architecture companies leading global  such as SOM, Niken Seikei, Hyder, Salvador Pérez Arroyo partners,… together with those things was the boom many Vietnam architectural office at the prestigious Architecture Award in the world such as Vo Trong Nghia Architects, a21studĩo, MIA Studio, 1+1>2,… In many competitions and prestigious architectural exhibition in the world as WAF (Return – The storage of Natural Life of Ho Chi Minh City University of Architecture won highest award in 2014), in FuturArc Competition Architecture students of Vietnam also affirmed their qualification to spend a lot of great prizes. That proved that: Vietnam are rapidly integrating with the global architecture. However, this figure was too low compared with the number of architects graduation per year , it shows, we need to have sharp corner analysis to clarify the difference on because we are facing a transition opportunity..
_____________________________________________________________

HỘI NHẬP & ĐÀO TẠO KIẾN TRÚC: TINH HOA HAY ĐẠT CHUẨN ?

Bước vào thời đại toàn cầu hóa và sự bùng nổ của kỷ nguyên của công nghệ thông tin, các quốc gia trên thế giới rất dễ dàng để xích lại gần nhau hơn. Cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập với mục đích hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, nâng cao cơ hội hợp tác, khả năng cạnh tranh cao của các quốc gia trong khu vực. Việt Nam là một trong 10 thành viên của AEC. Sau đó, ngày 4/2 năm 2016, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký. Việc trở thành thành viên AEC và TPP mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với các ngành, các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực Kiến trúc tại Việt Nam.


Trong những năm qua, Kiến trúc Việt Nam đón nhận đa sắc màu từ những thành tựu văn hóa kiến trúc trong và ngoài nước với sự tiếp cận của nhiều công ty kiến trúc hàng đầu thế giới như SOM, Niken Seikei, Hyder, Salvador Pérez Arroyo và cộng sự,…cùng với đó là sự bùng nổ của nhiều văn phòng kiến trúc Việt Nam tại các giải thưởng Kiến trúc uy tín trên thế giới như Vo Trong Nghia Architects, a21studĩo, MIA Studio, 1+1>2…Không dừng lại đó tại nhiều cuộc thi và triển lãm kiến trúc uy tín trên thế giới như WAF (Return – The storage of Natural Life của ĐH Kiến trúc Tp.HCM giải cao nhất năm 2014), FuturArc sinh viên kiến trúc của Việt Nam cũng khẳng định trình độ của mình khi dành rất nhiều giải thưởng lớn. Điều đó đã minh chứng rằng, Việt Nam đang hội nhập một cách anh chóng với nền kiến trúc toàn cầu. Tuy nhiên, con số này là quá nhỏ so với lượng Kiến trúc sư ra trường mỗi năm, điều đó cho thấy, cần có góc phân tích rõ nét để làm rõ sự chênh lệch trên bởi chúng ta đang đứng trước một cơ hội chuyển mình.






Công trình Fahouse đạt giải thưởng WAF 2015

Đào tạo kiến trúc: Không “tinh hoa”, nhưng phải “đạt chuẩn” ?

ThS.KTS Trần Tuấn Anh
Giảng viên bộ môn KTDD, Khoa KT&QH trường ĐHXD
Kiến trúc nói chung và KTS nói riêng là một lĩnh vực, ngành nghề có đặc thù riêng, cần có quá trình hình thành, đúc kết kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế nhiều hơn.
Vậy nên, theo kiến giải cá nhân và những kinh nghiệm trong thực tế đào tạo, cũng như trong quá trình làm nghề, sử dụng nhân sự, đồng thời xét về nhu cầu nguồn lực trong thực tiễn, thì việc xác định đào tạo một đội ngũ hành nghề kiến trúc đáp ứng được những tiêu chuẩn “tinh hoa” ngay sau khi ra trường là bất cập. Nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo KTS hiện nay cần có sự rõ ràng về tiêu chí: KTS ra trường cần được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về nghề nghiệp, được hướng dẫn để hiểu rõ các phương pháp và có được những kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt, đồng thời chú trọng khả năng tự học cũng như tự hoàn thiện bản thân.
Chính vì vậy, tôi không chọn việc đào tạo KTS “tinh hoa”, cũng không chọn KTS theo tiêu chí “tốt” , mà sẽ là một đội ngũ KTS “đạt chuẩn”. Tất nhiên, những “chuẩn” này sẽ cần có những tiêu chí chính xác và cụ thể, không chỉ dựa trên sự đánh giá theo góc nhìn từ phía nhà trường hay cơ sở đào tạo, nó cần có sự tham gia từ xã hội, hay cụ thể hơn là từ góc độ của những đơn vị sử dụng nhân sự, và cả những cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc cấp chứng chỉ hành nghề – Hiện nay đang được thực hiện “chung chung” mà chưa có sự phân cấp rạch ròi và phù hợp với thực tiễn “hoà nhập” với quốc tế.
ThS.KTS Đặng Thanh Hưng
Giảng viên ĐH Kiến trúc TP HCM, NCS tại ĐH Huddersfield – Vương quốc Anh
Tôi đi học đại học ở Việt Nam, đi làm nghề, đi dạy và làm thạc sĩ và NCS ở nước ngoài, cộng lại cũng 14 năm. Lấy hình ảnh của bản thân để đối chiếu và nhìn nhận khách quan về việc đào tạo kiến trúc, tôi thấy rằng việc đào tạo sinh viên (SV) kiến trúc ở Việt Nam có nhiều thay đổi nhưng chậm, thiếu sự bứt phá, và thiếu định hướng rõ ràng. Điều đó dẫn đến suy nghĩ rằng: Chúng ta đang hội nhập rất chậm.
Chúng ta đang có nhiều trường đại học kiến trúc khác nhau trong một thành phố và trên cả nước. Các trường sẽ làm gì, định hướng phát triển như thế nào để thu hút, đào tạo SV và cung cấp nhân lực cho xã hội? Các trường cần có sự đầu tư nghiêm túc để cho ra những KTS làm kiến trúc tốt hay làm kiến trúc tinh hoa? Dựa vào đây, chương trình đào tạo sẽ được triển khai phù hợp. Lưu ý rằng, một thiết kế tốt, một công trình tốt không phải chỉ có vai trò của KTS làm tinh hoa hay KTS làm kiến trúc tốt.
Chúng ta đang đào tạo KTS chung chung và có khả năng làm nhiều thứ. Đầu vào của chúng ta lại dựa vào điểm chuẩn. Học sinh có điểm đầu vào cao, là những học sinh giỏi sẽ học những trường tốt như ĐH Kiến trúc TP HCM (ví dụ). Trong khi những học sinh ở lớp thứ hai sẽ chọn các trường thấp hơn. Như vậy làm sao có thể phân loại từ đầu vào nhóm nào là dành cho tinh hoa, nhóm nào là kiến trúc thuần túy khi các trường có nội dung đào tạo như nhau, chất lượng giảng viên có thể khác nhau. Thực tế cho thấy, tại một công ty kiến trúc thì số lượng KTS làm ý tưởng luôn ít hơn so với vị trí KTS khác.
ThS.KTS Võ Hữu Linh
Giảng viên khoa Kiến trúc ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, GĐ Công ty Kiến trúc và Nội thất VHL
Thực ra, việc đào tạo SV có khả năng làm kiến trúc tốt – hay là làm kiến trúc tinh hoa tôi nghĩ trường nào cũng mong muốn.
Trong chương trình đào tạo, thực ra hai vấn đề này đều có thể. Tuy nhiên, do chương trình đào tạo tại Việt Nam đã cũ, chưa bám sát được sự thay đổi nhanh chóng của thế giới và tập trung quá nhiều vào kiến thức rộng, không chuyên sâu, nên ở góc độ SV, các bạn khó nhận diện được hai vấn đề trên. Trong khi đó, nói đến sự tinh hoa là một khái nệm khá mơ hồ, đòi hỏi KTS phải lao động vất vả, thật sự yêu nghề mới có thể chiêm nghiệm được.

Chọn Kỹ năng – Thái Độ hay Nhận Thức?

Hiện nay, Việt Nam có hơn 20 trường đào tạo về Kiến trúc – Quy hoạch, mỗi năm xấp xỉ 10.000 KTS ra trường. Con số này giảm sút đáng kể sau 1-2 năm hành nghề. Có khoảng 5-7% KTS hành nghề tư vấn thiết kế mỗi khóa sau 3-5 năm tốt nghiệp (thống kê của kienviet.net năm 2015-2016). Bên cạnh đó, lượng KTS lại tập trung quá nhiều ở các thành phố lớn do cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, số ít còn lại về các tỉnh, chủ yếu làm việc tại các cơ quan nhà nước.
Nhận thức và thái độ về nghề KTS có sự thay đổi, xáo trộn, dẫn tới việc SV Kiến trúc lựa chọn học các kỹ năng bên ngoài, các kỹ năng đó gần như mang tính quyết định việc họ sẽ làm gì sau khi ra trường.
Cao Thị Hoài Nhân
SV lớp 13Q2 – trường ĐH Kiến trúc Hà Nội
Sau quá trình theo học tại trường và thực tập tại một số văn phòng kiến trúc, em nhận ra có 3 điều quan trọng mà mỗi SV cần trang bị cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Đó là: Thái độ, Kiến thức và Kỹ năng.
Thái độ làm việc quyết định 70% sự thành công. Khi bạn vừa mới ra trường hay bắt đầu thực tập ở các văn phòng kiến trúc, chắc chắn lượng kiến thức và kinh nghiệm không thể nào chuyên nghiệp được như những người đã làm việc lâu năm. Và điều cần thiết lúc này là học hỏi và nghiên cứu. Chính thái độ làm việc đúng đắn sẽ giúp bạn tiếp thu được nhiều kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hơn. Đó là thái độ làm việc cầu tiến, ham học hỏi, không ngại khó khăn và dám chịu trách nhiệm với những gì mình đã làm…
Tiếp theo, các kiến thức chuyên ngành như: Nguyên lý thiết kế, nguyên lý cấu tạo; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, nghị định; khả năng triển khai ý tưởng, hồ sơ bản vẽ,… hiện nay ít được sinh viên coi trọng, nhiều bạn quá sa đà vào các phần mềm thiết kế diễn họa và quên mất tư duy, tính toán thiết kế mới thực sự quan trọng. Ngoài ra, mỗi SV cần trang bị thêm cho mình những kiến thức bổ trợ như: kỹ thuật điện, nước, kinh tế xây dựng…
Thứ 3, SV kiến trúc cần trang bị cho mình những kỹ năng như: Kỹ năng sử dụng phần mềm tin học Autocad, 3dsmax, photoshop, sketch up,… và một số kỹ năng mềm khác như kỹ năng thuyết trình, quan sát, tư duy, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý công việc. Tuy nhiên, không nên quá sa đà vào những kỹ năng này mà cần biết điều chỉnh sao cho phù hợp trong quá trình học tập và làm việc.
Maddie MacDowell/Maddie MacDowell tại góc thiết kế của mình
SV ngành Kiến trúc – Khoa học xã hội và Lịch sử Nghệ thuật tại Hobart and William Smith Colleges (Hoa Kỳ) Thực tập sinh tại Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu và làm việc tại đây, tôi nhận thấy, SV Việt Nam chưa tích lũy nhiều kiến thức mang tính liên ngành hoặc đào sâu các chủ đề mang tính quốc tế trong quá trình học tập. Bởi kiến trúc chỉ là một mắt xích nhỏ trong một tổng thể của ngành xây dựng, kinh tế, khoa học, xã hội,… các ngành này dù có ngôn ngữ riêng nhưng vẫn có điểm chung. SV cần phải biết được thứ mà mình thực sự cần, thực sự muốn làm. Biết được điều đó, chúng ta sẽ biết phải học gì, làm gì và tìm hiểu những gì.
Đào Duy Tùng
Lớp KTT – Trường ĐH Xây Dựng
Kỹ năng nghề nghiệp là yếu tố quan trọng đối với SV kiến trúc, bao gồm kiến thức và kinh nghiệm, điều mà SV trau dồi. Thông qua các đồ án môn học, các dự án SV được tham gia trong quá trình đi làm thêm hay qua những cuộc thi trong nước và quốc tế…
Là một SV chuẩn bị ra trường, tôi cũng đã học hỏi và trang bị cho mình một phong cách làm việc chuyên nghiệp nhất, có trách nhiệm với sản phẩm của mình. Đặc biệt, với ngành kiến trúc luôn đòi hỏi sự sáng tạo. Qua quá trình học tập và thực tập tại các văn phòng kiến trúc, tôi cũng đã học hỏi thêm về khả năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập, cách giao tiếp với đồng nghiệp, cách đàm phán và thuyết phục đối phương hay việc thuyết trình về sản phẩm của mình, việc quản lý quỹ thời gian của bản thân sao cho hợp lý.

Hội nhập kiến trúc quốc tế: Cần một cuộc cách mạng từ giáo dục?





Các KTS tại Văn phòng MIA Design Studio

KTS Đặng Thanh Hưng
Giảng viên ĐH Kiến trúc TP HCM, NCS tại ĐH Huddersfield – Vương quốc Anh.
Chúng ta cần một cuộc cách mạng giáo dục”!
Ở đây, không thể so sánh tuyệt đối giữa đào tạo trong nước và nước ngoài bởi vì nền tảng khác nhau về văn hóa, con người. Tuy nhiên, tôi sẽ đưa ra một số ý kiến cá nhân để thấy được nhiệm vụ của chúng ta trong cuộc cách mạng đào tạo đó:
  • Hãy để các trường tự do làm nên tên tuổi thông qua chương trình học và định hướng đào tạo. Nhà nước sẽ quản lý và đánh giá chất lượng;
  • Các chương trình học cần phải thay đổi lấy mục đích đào tạo làm trung tâm;
  • Đem đến sự phong phú trong các môn học và đồ án để SV chọn lựa theo khả năng và đam mê. Ví dụ, thay vì một học kỳ chúng ta có 1 đến 2 đồ án, tất cả SV làm giống nhau. Các đồ án sẽ được nâng dần theo năm, dựa trên qui mô và mức độ. Thay vì vậy, chúng ta nên có nhiều đồ án ở nhiều thể loại cùng mức độ trong một học kì, và SV sẽ chọn. Điều đó cũng sẽ làm giảm áp lực lên giảng viên;
  • Có cơ sở vật chất cho SV: Thư viện, phòng học và làm đồ án, phòng máy vi tính được sử dụng 24/7, phòng workshop để cắt mô hình, chụp hình, nghiên cứu về ánh sáng, gió, âm thanh… Hiện nay, chúng ta học “chay” quá nhiều, các phòng học kiến trúc không có gì khác biệt với học các môn học đại cương. Khi tôi học ở nước ngoài, tôi thực sự rất thương tôi và các em SV của mình. Chúng ta có tố chất, kỹ năng, tư duy nhưng lại thiếu môi trường để phát triển, và thiếu một không gian để trau dồi;
  • Nguồn tài liệu – Một khó khăn lớn là chúng ta có quá ít sách tiếng Việt trong nghiên cứu và trong học tập. Đa phần sách học và nghiên cứu về kiến trúc là tiếng Anh. Làm sao để giảng viên và sinh viên tiếp cận nguồn sách này? Có 2 cách: Một là tiến hành dịch sách, hai là đào tạo Anh ngữ nghiêm túc. Đa số SV học kiến trúc ở Việt Nam có trình độ Anh văn rất yếu kém;
  • Đội ngũ giảng viên: Kiến thức, thái độ trong đào tạo;
  • Các hoạt động cho SV: Workshop, hội thảo, cuộc thi kiến trúc trong nước và quốc tế. Các trường đại học nên quan tâm và tôn trọng những hoạt động này. Dưới sự quan sát và kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động học thuật cho SV kiến trúc trong nhiều năm, tôi nhận thấy rằng chúng ta chưa quan tâm và trân trọng những giá trị này từ sinh viên. Vì vậy, chúng ta đang có thái độ rất hời hợt. Điều này ngược lại với các trường ở nước ngoài, sinh viên và kết quả mà SV gặt hái được luôn là phương thức quảng bá và làm nên tên tuổi tốt nhất.

Chiếc chìa khóa vàng để hội nhập quốc tế

KTS Mitsuyoshi Shingu
Vo Trong Nghia Architects | NCS Viện Công nghệ Tokyo Manabu.
Theo quan điểm của tôi, SV hoặc các KTS tại Việt Nam chưa nên tham gia quá sâu vào quá trình hội nhập quốc tế, điều quan trọng hơn cả là các bạn hãy làm nổi bật “tính địa phương”. Chúng ta đang sống trong thế giới phẳng, vì thế để tiếp cận tri thức của nhân loại là việc hết sức dễ dàng. Sự khó khăn nằm ở chỗ các bạn đang sống trong bối cảnh xã hội nơi mà các bạn phải làm chủ, các bạn hiểu rõ nơi này hơn ai hết, vậy sao phải đưa quá nhiều yếu tố quốc tế vào trong khi các bạn với nền văn hóa từ lâu đời lại hiếm khi đưa ra sử dụng? Hãy khảo sát kỹ những gì các bạn có và thay đổi những quy trình làm việc lỗi thời, bởi điều đó cực kỳ quan trọng.
ThS.KTS Trần Tuấn Anh
Giảng viên bộ môn KTDD, Khoa KT và QH trường ĐHXD:
Hành trang đầu tiên để hội nhập quốc tế là ngoại ngữ. Khi những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên sâu về nghề của KTS Việt Nam đang chứng minh được rằng chúng ta có đà tăng trưởng tốt, thì ngoại ngữ chính là chìa khóa để chúng ta thực hiện bước nhảy một cách chuẩn xác hơn, đúng luật hơn.
Thứ hai, là kỹ năng đàm phán và làm việc nhóm: Với đặc trưng công việc cần có sự tương trợ, hợp tác và cần có thái độ xây dựng rất cao với những ngành nghề khác, bộ môn khác (hay đơn giản là giữa các KTS với nhau), khi hội nhập quốc tế chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không có được kỹ năng này.
Thứ ba là hiểu biết xã hội: Vốn kiến thức thực tế và hiểu biết rộng, đặc biệt là những hiểu biết xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa,… sẽ là những yếu tố quyết định sự thành bại trong sự nghiệp của một KTS.
Với ba “chìa khóa” nêu trên, SV kiến trúc Việt Nam sẽ có điều kiện để mở những cánh cửa rộng hơn, con đường hành nghề kiến trúc còn rất nhiều gian truân phía trước.

Chuẩn chung – Sắc thái riêng

Có thể nói, vấn đề của hội nhập kiến trúc không chỉ là ngoại lệ với cộng đồng KTS Việt Nam, mà cần có sự gắn kết mật thiết với các ngành nghề khác. Tuy vậy, việc đào tạo Kiến trúc ở Việt Nam luôn có những lợi thế đặc thù, và điểm rõ nét nhất chính là truyền thống văn hóa. Các trường có bề dày kinh nghiệm và công tác đào tạo luôn có hướng đi riêng và đang cập nhật những chương trình mới hàng ngày. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa với việc thu hút các NCS được đào tạo tại nước ngoài quay về làm việc, tham gia nhiều dự án thiết kế thực tế trong và ngoài trường. Chính vì lẽ đó, hãy vạch ra những bước tiến hợp lí và đúng đắn, phù hợp với bối cảnh và xu hướng chung của thế giới, đạt chuẩn theo sự công nhận của quốc tế mà hơn cả là giữ được sắc thái riêng.

Tài liệu tham khảo:
– Sách “101 things i learned in architecture school” – Tác giả: Matthew Frederick.
– Bài viết “Những điều trường Kiến trúc không dạy bạn” – Archdaily 2013.
– Sách “Văn hóa Kiến trúc” – GS.TS.KTS. Hoàng Đạo Kính.
– “Phê Bình Kiến trúc” – PGS. KTS Đặng Thái Hoàng.
– Bài viết “Vì sao phải rời bỏ nghề Kiến trúc?” – Archdaily 2012.
KTS Thái Vũ Mạnh Linh