Năm 1972. Vào thời điểm mà cuộc chiến tranh lạnh đang ở giai đoạn "nóng" nhất, Bobby Fischer đã bước lên đỉnh vinh quang sau khi hạ kỳ thủ Liên Xô Boris Spassky. Đối với nước Mỹ, chiến thắng này không chỉ giới hạn trong cái bàn cờ 64 ô mà còn mang một ý nghĩa lớn lao nào đó. Người đàn ông trong câu chuyện này là công dân Mỹ duy nhất từng vô địch cờ vua thế giới - ông là người hùng của nước Mỹ - thế nhưng, sau vinh quang ấy, ông đã trở thành người xa lạ của chính quê hương mình.
Tháng
10 năm 1956,
Trên con đường đầy lá rụng, Bobby Fischer đang
lao nhanh đến câu lạc bộ cờ Marshall. Đây là nơi mà Frank J. Marshall - vô địch
Mỹ 27 năm liền, sinh sống cùng gia đình, dạy học và thi đấu. Ông là người đứng
đầu câu lạc bộ cho đến khi qua đời năm 1944, sau đó vợ ông là Caroline lên tiếp
quản. Hầu hết những kiện tướng danh tiếng nhất thế giới đã từng đến đây. Tại
đây Jose Raul Capablanca vĩ đại đã biểu diễn thi đấu đồng loạt lần cuối cùng,
cũng là nơi nhà vô địch thế giới Alexander Alekhine đã đến thăm và thi đấu cờ
nhanh...
Bậc thầy cờ vua Bobby Fischer |
Có một số nguyên tắc bất thành văn trong câu lạc
bộ, kể cả trong cách ăn mặc. Bobby có thói quen mặc đồ thường, với áo thun,
quần gấp nếp, giày bata khi đến đây, và bà Caroline Marshall xem cách ăn mặc
này của cậu giống như một sự xúc phạm. Bà từng dọa nếu cậu không chịu ăn mặc
cho nghiêm chỉnh hơn thì sẽ cấm cậu đến đây. Tuy nhiên Bobby không thèm quan
tâm.
Cậu đến câu lạc bộ Marshall vào tối tháng 10 hôm
đó để đấu vòng 7 của một giải mời, giải tưởng niệm Rosenwald, mang tên người
tài trợ của giải, Lessing J. Rosenwald, một nhà sưu tập tranh và tài trợ cờ
vua. Bobby được mời nhờ thành tích vô địch giải trẻ Mỹ cách đây 3 tháng, và
Rosenwald là giải mời đầu tiên mà cậu tham gia, gồm toàn các kiện tướng. 11 kỳ
thủ bao gồm một số kỳ thủ giỏi nhất của Mỹ, cùng với các thành viên của câu lạc
bộ cờ Marshall. Đối thủ của Bobby tối hôm đó là giáo sư đại học Donald Byrne,
một kiện tướng quốc tế, cựu vô địch giải Mỹ mở rộng, một tay cờ với lối đánh
tấn công dữ dội. Tóc đen, từ lời nói đến cách ăn mặc đều rất lịch lãm, Byrne 25
tuổi lúc nào cũng kẹp một điếu xì gà giữa hai ngón tay, thể hiện phong thái của
một nhà quý tộc.
Bobby Fischer và mẹ ông - Bà Regina Fischer |
Kiện tướng quốc tế Donald Byrne
Regina (mẹ Bobby) đưa Bobby đến câu lạc bộ,
nhưng khi cậu bắt đầu thi đấu thì bà đến một hiệu sách cũ gần đó để đọc sách,
vì biết ván cờ của cậu sẽ kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trước khi ván cờ kết thúc
bà sẽ quay lại.
Bobby Fischer và Donald Byrne |
Cho đến thời điểm đó Bobby chưa thắng được ván
nào tại giải, nhưng cậu hòa 3 ván, và dường như mạnh lên sau mỗi vòng đấu, có
lẽ nhờ học hỏi từ các kiện tướng đã gặp trước đó. Đối với các kỳ thủ thì việc
cầm Trắng luôn có được một lợi thế nhất định, nhưng rủi thay cho Bobby, hôm nay
cậu phải cầm Đen khi gặp Byrne, một kỳ thủ với lối chơi công sát rất mãnh liệt.
Đã từng nghiên cứu những ván cờ trước đây của
Byrne trong các sách cờ và tạp chí, Bobby biết một chút về cách chơi của đối
thủ và chiến lược mà anh ta thường sử dụng. Vì vậy cậu chọn một khai cuộc không
quen thuộc với Byrne, và với cậu cũng là để thử nghiệm. Cậu đưa vào một thế cờ
gọi là Phòng thủ Gruenfeld. Bobby biết những thứ cơ bản của khai cuộc này,
nhưng những tinh vi ảo diệu bên trong thì cậu chưa nắm được hết. Đặc điểm là
Trắng sẽ chiếm trung tâm, nhưng các quân sẽ trở thành những mục tiêu dễ bị tấn công.
Vì không nhớ rõ thứ tự các nước đi nên Bobby
phải suy tính mỗi khi đến lượt mình đi và cậu bắt đầu lâm vào tình trạng thiếu
thời gian. Lo lắng, cậu cắn móng tay, nghịch tóc, quỳ lên ghế, đặt khuỷu tay
lên bàn, chống cằm trên tay này rồi lại đến tay khác. Byrne vừa đánh bại Samuel
Reshevsky, tay cờ mạnh nhất tại giải. Trình độ của Byrne không cần phải bàn cãi
nữa. Bobby không hoảng sợ, nhưng rõ ràng không dễ dàng cho cậu chút nào.
Những người xem bắt đầu tụ tập quanh bàn của
Bobby, và mỗi lần cậu muốn vào nhà vệ sinh thì lại phải vất vả chen lấn qua đám
đông. Điều đó làm cậu mất tập trung, vì thông thường khi rời khỏi bàn thì cậu
vẫn tiếp tục suy nghĩ về ván cờ. "Những người xem ngồi ngay bên cạnh bạn
và nếu bạn yêu cầu họ rời đi hay yên lặng thì họ sẽ bị tổn thương ghê
gớm", Bobby hồi tưởng. Cậu cũng nói rằng thời tiết nóng nực và có đông
người xem khiến căn phòng rất ngột ngạt. Bobby phàn nàn với ban tổ chức nhưng
đã quá muộn để có thể làm gì vào tối hôm đó. Vào mùa hè năm sau câu lạc bộ
Marshall mới lắp chiếc điều hòa đầu tiên.
Dù không thoải mái nhưng Bobby vẫn tiếp tục suy
nghĩ về ván cờ. Thật ngạc nhiên, sau 11 nước, cậu đã có ưu thế về thế trận. Sau
đó, cậu bất ngờ di chuyển Mã đến một ô có thể bị đối phương tấn công. "Cậu
ta làm gì thế?", ai đó hỏi. "Đó là một sai lầm hay là một đòn thí
quân?". Khi những người xem nhìn kỹ lại thế trận, ý đồ của Bobby trở nên
rõ ràng: Dù không quá sắc sảo, nhưng nó rất mưu trí, tài tình, và thậm chí tài
hoa nữa. Byrne không dám ăn Mã; dù anh ta có thể hơn một quân nhưng sẽ dẫn đến
thua cờ. Trọng tài của giải mô tả không khí trong phòng sau nước cờ táo bạo của
Bobby: "Những tiếng thì thầm bàn tán xuất hiện sau nước cờ này, và người
xem ngày càng tụ tập đông hơn quanh bàn của Fischer". Họ như dính chặt vào
ván cờ của Bobby.
Ván cờ tiếp tục diễn ra. Bobby còn 20 phút để
thực hiện đủ 40 nước đi, trong khi cậu chỉ mới đi được 16 nước. Suy nghĩ thật
sâu, Bobby nhận ra một khả năng đặc biệt có thể làm thay đổi hoàn toàn thế
trận. Nếu cậu cho Byrne ăn Hậu, quân cờ mạnh nhất trên bàn thì sao? Thường chơi
thiếu Hậu là rất khó khăn, gần như là thua luôn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu
Byrne ăn Hậu? Thế trận sẽ bị suy yếu và thiếu khả năng phòng vệ trước những đợt
tấn công của Bobby chăng?
Nước cờ này đến với Bobby giống như một bản
năng. Cậu không chắc mình nhìn thấy hết mọi diễn biến sau khi Byrne ăn Hậu,
nhưng cậu vẫn lao vào.
Nếu đòn hi sinh Hậu của Bobby không được Byrne
chấp nhận, cậu phỏng đoán, Byrne sẽ thua; nhưng nếu anh ta chấp nhận, anh ta
cũng sẽ thua. Bất cứ Byrne làm gì, anh ta cũng đều sẽ thất bại theo lý thuyết,
dù ván cờ vẫn còn kéo dài. Một tiếng thì thầm của một khán giả có thể nghe thấy
được: "Không thể tin được! Byrne đang thua một cậu bé 13 tuổi chứ không
phải ai khác".
Byrne ăn Hậu.
Bobby, bây giờ tập trung đến mức hầu như không
nghe thấy gì từ đám đông nữa, cậu thực hiện nước tiếp theo vừa nhanh vừa mạnh
mẽ, như phóng ra một mũi phi tiêu độc. Cậu đã có thể nhìn thấy kết cuộc của ván
cờ trong khoảng 20 nước hoặc nhiều hơn thế nữa. Bobby thể hiện rất ít cảm xúc.
Cậu vẫn ngồi đó, yên lặng như một ông Phật, dẫn dắt người xem đi từ ngạc nhiên
này đến ngạc nhiên khác.
Ở nước thứ 41, sau 5 giờ đồng hồ thi đấu, Bobby
nhấc quân Xe lên rồi nhẹ nhàng hạ xuống, đặt đúng ô cần đặt và hô: "Chiếu
hết!". Đối thủ của cậu rất thân thiện đứng dậy, và họ bắt tay nhau. Cả hai
đều mỉm cười. Byrne biết rằng dù kết quả thật tệ, nhưng anh đã thua một trong
những ván cờ tuyệt vời nhất từng được chơi, và đã trở thành một phần của lịch
sử. Vài người vỗ tay, làm phiền những kỳ thủ vẫn còn đang thi đấu - những người
không hề biết rằng một trong những trang đẹp nhất của lịch sử cờ vua đã được
viết nên chỉ cách đó vài bước chân. Họ vẫn còn đang lo cho ván cờ của mình.
"Suỵt! Yên nào!". Đã nửa đêm rồi.
Nước cờ kết thúc của Bobby |
Hans Kmoch, trọng tài của giải, sau này đánh giá
về ván cờ: "Một kiệt tác về đòn phối hợp đã được trình diễn bởi cậu bé 13
tuổi trước một đối thủ rất lợi hại, xứng đáng là ván cờ hay nhất trong lịch sử
của những thần đồng cờ vua... Màn trình diễn của Bobby lấp lánh với sự sáng tạo
kỳ diệu".
Và Hans Kmoch đã gọi ván cờ tuyệt diệu đó là
"Ván cờ thế kỷ".
Ván cờ của Bobby xuất hiện trên các tờ báo khắp
đất nước cũng như trên toàn thế giới, với vô số mỹ từ ca ngợi. Đại kiện tướng
Yuri Averbach, người Liên Xô đã nói: "Sau khi xem qua ván cờ, tôi bị
thuyết phục rằng cậu bé này là một tài năng vô cùng lớn". Còn Mikhail Botvinnik,
đương kim vô địch thế giới thì "Chúng ta cần phải chú ý đến cậu bé
này!".
Cậu bé Bobby Fischer trên bìa tạp chí Chess Review (cậu đang suy nghĩ ngay trước khi thực hiện đòn thí Hậu kinh điển) |
"Ván cờ thế kỷ" đã được nhắc đến, phân
tích và ngưỡng mộ trong suốt hơn 50 năm qua. Nó chỉ có thể so sánh với
"nước đi vàng" của Frank Marshall - một kỳ thủ Mỹ khác, tại giải
Breslau năm 1912, cũng là một đòn thí Hậu tuyệt đẹp và đánh bại Levitsky. Khi
nhớ lại ván cờ này, Bobby khiêm tốn: "Tôi chỉ đi những nước mà mình cho là
tốt nhất. Tôi chỉ may mắn thôi!".
Kmoch, vị trọng tài, cảm nhận được hình bóng của
nhà vô địch thế giới từ Bobby, nên đã cẩn thận lưu giữ biên bản gốc do chính
thần đồng ghi chép như một kiệt tác của danh họa Rembrandt. Và David Lawson,
một nhà sưu tập, bằng cách nào đó - có lẽ là trả tiền, đã có được bản gốc của
"Ván cờ thế kỷ" từ Kmoch, với ghi chú của chính Kmoch bằng cây bút
chì đỏ: 0-1 (Byrne thua, Fischer thắng). Sau khi Lawson chết, tờ biên bản được
một nhà sưu tập khác mua lại, và cứ thế trong nhiều năm nó đã qua tay khá nhiều
nhà sưu tập. Ngày nay trong các cuộc bán đấu giá, nó được định giá 100,000 USD.
Còn tiền thưởng của Bobby từ Quỹ Tài Trợ Cờ Vua
Mỹ cho kiệt tác này thì sao? Chỉ có 50 đô la.
Bên trong marshall chess club nơi diễn ra "Ván cờ thé kỷ" |
Link xem "Ván cờ thế kỷ": http://www.chessgames.com/perl/chessgame?gid=1008361
Xem video tái hiện ván đấu tại đây:
Diễn tiến nước đi:
1. Nf3 Nf6 2. c4 g6 3. Nc3 Bg7 4. d4 O-O 5. Bf4 d5 6. Qb3 dc47. Qc4 c6 8. e4 Nbd7 9. Rd1 Nb6 10. Qc5 Bg4 11. Bg5 11. Be2followed by 12 O-O would have been more prudent. The bishop move played allows a sudden crescendo of tactical points to be uncovered by Fischer. -- Wade 11... Na4! 12. Qa3 On 12. Nxa4Nxe4 and White faces considerable difficulties. 12... Nc3 At first glance, one might think that this move only helps White create a stronger pawn center; however, Fischer's plan is quite the opposite. By eliminating the Knight on c3, it becomes possible to sacrifice the exchange via Nxe4 and smash White's center, while the King remains trapped in the center. 13. bc3 Ne4 The natural continuation of Black's plan. 14. Be7 Qb6 15. Bc4 Nc3 16. Bc5Rfe8 17. Kf1 Be6!! If this is the game of the century, then17...Be6!! must be the counter of the century. Fischer offers his queen in exchange for a fierce attack with his minor pieces. Declining this offer is not so easy: 18. Bxe6 leads to a 'Philidor Mate' (smothered mate) with ...Qb5+ 19. Kg1 Ne2+ 20. Kf1 Ng3+21. Kg1 Qf1+ 22. Rxf1 Ne2#. Other ways to decline the queen also run into trouble: e.g., 18. Qxc3 Qxc5 18. Bb6 Bc4 19. Kg1 Ne220. Kf1 Nd4 This tactical scenario, where a king is repeatedly revealed to checks, is sometimes called a "windmill." 21. Kg1 Ne222. Kf1 Nc3 23. Kg1 ab6 24. Qb4 Ra4 25. Qb6 Nd1 26. h3Ra2 27. Kh2 Nf2 28. Re1 Re1 29. Qd8 Bf8 30. Ne1 Bd531. Nf3 Ne4 32. Qb8 b5 Every piece and pawn of the black camp is defended. The white queen has nothing to do. 33. h4 h5 34. Ne5Kg7 35. Kg1 Bc5 36. Kf1 Ng3 Now Byrne is hopelessly entangled in Fischer's mating net. 37. Ke1 Bb4 38. Kd1 Bb339. Kc1 Ne2 40. Kb1 Nc3 41. Kc1 Rc2#
Thái Linh - Tổng hợp