“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”

“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”
“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Không Nước, Không Trăng



Khi sư cô Chiyono theo học Thiền với thiền sư Bukko của phái Engaku, đã lâu mà cô vẫn chưa đốn ngộ.
Mãi đến một đêm sáng trăng nọ, cô gánh nước đầy trong hai thùng gổ niềng bằng tre. Niềng tre đứt và đáy thùng bung ra. Ngay lúc ấy Chiyono hoắc ngộ.

Để ghi lại sự chứng nghiệm, cô viết thành một bài kệ:

Như thế, ta đã cố giữ cái thùng gổ cũSợi niềng tre đã yếu và sắp đứtCho đến lúc cái đáy thùng bung raChẳng còn nước trong thùngChẳng còn trăng trong nước.

(Sưu tầm)


Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Từ bấy đó.... tới giờ

Hôm nay bất ngờ, đi hội thảo Holcim gặp anh Đạt, là Kiến trúc sư đầu tiên mình quen và từ trước tới giờ cũng là người cho mình sự ảnh hưởng rõ nhất, dù 5 năm không gặp. 

Hồi đó còn học Đông Đô, dùng blog 360 nên quen anh Đạt. Không biết có phải vì anh sợ mình mặc cảm vì học dân lập hay không mà hồi đó được anh chỉ cho nhiều thứ, từ cách nghĩ cho tới lọ keo làm mô hình. Về sau khi mình chuyển sang KT, cái blog 360 đóng cửa nên cũng ít liên lạc. Nhớ có lần nói chuyện anh Đạt hỏi "- "chuyển sang kiến trúc có thấy đỡ tủi hơn học ĐĐ không ?"" ....Lần đó học Cơ sở kiến trúc do thầy Đức Vinh dạy (giờ thỉnh thoảng gặp thầy Vinh ở bên XD nhưng thầy không nhớ đâu), mới năm đầu nên tò mò, cái gì cũng hỏi. Anh Đạt bày cho mình làm 1 lọ keo dính mô hình mà tới giờ vẫn nhớ, rồi thì khuyên nhiều thứ, có 3 câu mà mình nhớ nhất: 

-"phải biết khiêm tốn, lắng nghe, học hỏi những điều hay mà người ta dậy mình. Không khoe khoang, biết dừng đúng lúc"
-"đừng vì thấy người khác dậy mình với thái độ khó chịu mà lấy làm phiền lòng, mà khi đó nên chú ý bình tĩnh lắng nghe"

rồi thì câu chuyện vui:
..."Đôi bạn lâu ngày gặp lại. Tao chuyển chỗ làm rồi, từ công ty tư nhân về liên doanh kiến trúc. Mệt lắm mày ơi, áp lực thì căng thẳng mà thấy KTS như cu ly ấy, chẳng biết có thu hoạch được gì về trình độ. Để làm thử 2 tháng, nếu không được thì "té". Làm ở Sở? Kể ra được chân thụ lý hồ sơ hay chạy dự án thì chấm mút đấy, nhưng chèn nhau vỡ mặt. Mày bỏ nghề? Hồi nào vẫn làm mà… Thì hồi quay ra làm nghề, gặp phải dự án mình làm đến bốn phương án đều chưa thông qua được, chủ đầu tư chờ vốn, chờ duyệt của cấp trên. Cổ điển Pháp, hiện đại hẳn hay là vẽ vời kiểu chùa chiền. Đã thấy hốt, thế mà ông thiết kế Bảo tàng Văn học làm đến 14 phương án cả thảy, tốn không biết bao nhiêu giấy in cho xuể. Đi ăn cưới, gặp một ông người quen. Ông này cái mặt đần đần như chẳng nói câu nào bao giờ. Thế mà câu đầu tiên khi giáp mặt là "Làm nghề kiến trúc nhiều tiền. Nhể?". Cái lý là, công trình 1 tỷ thì ông thiết kế (không cần biết thiết kế những gì) chắc cũng xơi gọn vài chục triệu. Qủa tình, nhiều KTS giầu và họ biết thể hiện mình là người giầu, sang và oai hơn. Quần chúng trông vào đó, nghĩ đơn giản về nghề kiến trúc với những hào quang và phong cách ngôi sao là những thứ hơn thiên hạ. KTS đa tài, khả năng thể hiện cũng khá, ăn chơi có vẻ ra dáng lắm. Các thế hệ sau vẫn ùn ùn nộp đơn thi vào trường, sinh viên khoa Kiến trúc các trường vẫn kèn cựa nhau ai hơn ai (trường Kiến trúc Thanh Xuân vẫn dè bỉu "Cái bọn Khoa Kiến trúc trường Xây dựng ấy..."). Cha mẹ vẫn tự hào con cháu mình học Kiến trúc. Làm Kiến trúc mà không giầu không sang thì bất tài, cũng như sẽ nhận được lời cảm thông đầy thương xót (xót của?) khi tỏ ý không làm nghề nữa.

KTS đi môi giới, KTS đi cấp chứng nhận, KTS quản lý đi duyệt bản vẽ, "quan" KTS ra giá lệ phí, làm cho môi trường hành nghề bát nháo. KTS vẽ tranh, đàn hát, văn nghệ giao lưu hơn hẳn mấy ông quản lý khác, KTS đụng đến cái gì cũng biết, vẽ ra cái nhà vệ sinh hay phòng ngủ, tưởng tượng ra được cách sử dụng của thân chủ. KTS vẽ kiến trúc, KTS biết bóc tách vật liệu, thi công và thầu xây dựng. KTS biết chiều chủ đầu tư, lại cũng biết làm vừa lòng nhà quản lý, mấy ai không cúc cung tận tuỵ trong những dự án mà phần xôi thịt của mình không bé tí nào. KTS làm nghệ thuật? Không, nghệ thuật là thế nào, đâu phải như mấy anh hoạ viên chỉ biết vẽ nghí ngoáy trên máy tính, KTS làm là làm kỹ thuật cao, làm khoa học. Chẳng khác nào cái máy đa hệ với tư duy hi-fi."

P/S: Đấy, tóm lại thực tế là thế, đời có nhiều cái duyên cho mình bước ngoặt, nhưng ngoặt sao để đừng thấy cái đuôi mình mà tỏ ra thích thú, sau thứ mà bạn rút ra để bước đi vững chắc thì đánh đổi rất nhiều thứ. Hãy thay đổi sao để khi gặp lại những ng giúp ta, tối thiểu thôi, họ vẫn quý ta được như lúc ban đầu gặp mặt.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Hết "Chùa Trăm Gian" giờ tới "Đại học Tổng hợp"

Những công trình Kiến trúc Pháp tại Hà Nội mang lại dấu ấn sâu đậm, gắn bó với đời sống tinh thần của người dân Hà Nội. Cùng thời gian này những vấn đề liên quan tới bảo tồn di tích đang được quan tâm. Qua sự chia sẻ trên mạng xã hội có một công trình được xây mới trong khuôn viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội (Số 19 Phố Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm). Từ đầu tháng 7 năm 2013, khoa Hóa - ĐHQG đã khởi công xây dựng một công trình thêm mới với chiều cao "dự kiến" là 3 tầng.









Vị trí xây dựng công trình mới trong khuôn viên ĐH Quốc Gia HN - Ảnh (c) Thái Linh
Vị trí xây dựng công trình mới trong khuôn viên ĐH Quốc Gia HN - Ảnh (c) KTS Thái Linh
Công trình Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương (nay là trường Đại học Quốc Gia Hà Nội) được KTS Ernest Hébrard thiết kế năm 1923-1923,là một trong những công trình tiểu biểu bậc nhất của Kiến trúc Pháp tại Đông Dương, cùng với công trình Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tức bảo tàng Louis Finot của EFEO, Viện ĐH Tổng hợp Đông Dương là minh chứng quan trọng của thuyết đối thọai văn hóa mà Ernest Hébrard hướng tới. (theo tài liệu từ Finot – Fr) 
Công trình nằm…giữa sân, cách nhà vệ sinh (xây theo kiểu kiến trúc thuộc địa hình bát giác) khoảng 2m. hiện này công trình đã hoàn thiện phần móng.  Theo Kienviet được biết đây là công trình xây mới với chiều cao 3 tầng, với chức năng là phòng học. Kienviet mời độc giả xem những hình ảnh dưới đây về công trình mới đang được xây trong khuôn viên của di sản kiến trúc quan trọng này.
ình ảnh sân trong của công trình lịch sử trước khi tòa nhà "quái vật" kia được khởi công ở phía sau nhà bát giác - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Hình ảnh sân trong của công trình lịch sử trước khi tòa nhà "quái vật" kia được khởi công ở phía sau nhà bát giác - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Cận cảnh công trình đang được xây dựng - Ảnh (c) KTS Đoàn Bắc
Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trưa ngày 1/10/2013) - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) - Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) - Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trưa ngày 1/10/2013) - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Xung quanh khu vực xây dựng là một bãi để xe máy, phía nhà vệ sinh bát giác chất đầy vật liệu xây dựng - Ảnh(c)Thái Linh
Xung quanh khu vực xây dựng là một bãi để xe máy, phía nhà vệ sinh bát giác chất đầy vật liệu xây dựng - Ảnh(c)KTS Thái Linh
Một góc công trình đang xây dựng nhìn từ tầng 2 khoa Hóa Sinh - Ảnh(c)Thái Linh
Một góc công trình đang xây dựng nhìn từ tầng 2 khoa Hóa Sinh - Ảnh(c) KTS Thái Linh
Công trình Viện
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương nhìn từ trên cao nằm trong khu nhượng địa Pháp - Ảnh(c)Mạnh Hải
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương nhìn từ trên cao - Ảnh (c) Mạnh Hải
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương nhìn từ trên cao - Ảnh (c) Mạnh Hải
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương - Ảnh (c) sưu tầm
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương - Ảnh (c) sưu tầm

Thông tin thêm về KTS Ernest Hébrard (1875-1933)

Ernest Hébrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp.
Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương. Phong cách kiến trúc Đông Dương đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhiễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước bản địa (các nước Đông Dương) vào kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Phong cách kiến trúc Đông Dương hiện nay được nhiều nhà phê bình ca ngợi. 
Các công trình tại Việt Nam do ông thiết kế : 

Đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, hoàn thành tháng 8 năm 1923;Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương (sau là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), năm 1923-1926; Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam), 1928-1932; Nhà thờ Cửa Bắc; Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam);  Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), hoàn thành năm 1930; (wiki) 
KTS Thái Linh / Ngày 2/10/2013
Bài đăng trên Kienviet.net .