“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”

“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”
“Active and ambitious! Hãy chọn lấy một mục đích, nó có thể là mục đích duy nhất của đời bạn”

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Hết "Chùa Trăm Gian" giờ tới "Đại học Tổng hợp"

Những công trình Kiến trúc Pháp tại Hà Nội mang lại dấu ấn sâu đậm, gắn bó với đời sống tinh thần của người dân Hà Nội. Cùng thời gian này những vấn đề liên quan tới bảo tồn di tích đang được quan tâm. Qua sự chia sẻ trên mạng xã hội có một công trình được xây mới trong khuôn viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội (Số 19 Phố Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm). Từ đầu tháng 7 năm 2013, khoa Hóa - ĐHQG đã khởi công xây dựng một công trình thêm mới với chiều cao "dự kiến" là 3 tầng.









Vị trí xây dựng công trình mới trong khuôn viên ĐH Quốc Gia HN - Ảnh (c) Thái Linh
Vị trí xây dựng công trình mới trong khuôn viên ĐH Quốc Gia HN - Ảnh (c) KTS Thái Linh
Công trình Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương (nay là trường Đại học Quốc Gia Hà Nội) được KTS Ernest Hébrard thiết kế năm 1923-1923,là một trong những công trình tiểu biểu bậc nhất của Kiến trúc Pháp tại Đông Dương, cùng với công trình Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tức bảo tàng Louis Finot của EFEO, Viện ĐH Tổng hợp Đông Dương là minh chứng quan trọng của thuyết đối thọai văn hóa mà Ernest Hébrard hướng tới. (theo tài liệu từ Finot – Fr) 
Công trình nằm…giữa sân, cách nhà vệ sinh (xây theo kiểu kiến trúc thuộc địa hình bát giác) khoảng 2m. hiện này công trình đã hoàn thiện phần móng.  Theo Kienviet được biết đây là công trình xây mới với chiều cao 3 tầng, với chức năng là phòng học. Kienviet mời độc giả xem những hình ảnh dưới đây về công trình mới đang được xây trong khuôn viên của di sản kiến trúc quan trọng này.
ình ảnh sân trong của công trình lịch sử trước khi tòa nhà "quái vật" kia được khởi công ở phía sau nhà bát giác - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Hình ảnh sân trong của công trình lịch sử trước khi tòa nhà "quái vật" kia được khởi công ở phía sau nhà bát giác - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Cận cảnh công trình đang được xây dựng - Ảnh (c) KTS Đoàn Bắc
Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trưa ngày 1/10/2013) - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) - Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) - Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trộm lúc trưa ngày 1/10/2013) - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Công trình đó đã thi công xong phần móng và đang xây tường tầng 1, trông quy mô móng thì tòa nhà này không thể dưới 4 tầng được (Ảnh chụp trưa ngày 1/10/2013) - Ảnh(c)KTS Đoàn Bắc
Xung quanh khu vực xây dựng là một bãi để xe máy, phía nhà vệ sinh bát giác chất đầy vật liệu xây dựng - Ảnh(c)Thái Linh
Xung quanh khu vực xây dựng là một bãi để xe máy, phía nhà vệ sinh bát giác chất đầy vật liệu xây dựng - Ảnh(c)KTS Thái Linh
Một góc công trình đang xây dựng nhìn từ tầng 2 khoa Hóa Sinh - Ảnh(c)Thái Linh
Một góc công trình đang xây dựng nhìn từ tầng 2 khoa Hóa Sinh - Ảnh(c) KTS Thái Linh
Công trình Viện
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương nhìn từ trên cao nằm trong khu nhượng địa Pháp - Ảnh(c)Mạnh Hải
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương nhìn từ trên cao - Ảnh (c) Mạnh Hải
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương nhìn từ trên cao - Ảnh (c) Mạnh Hải
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương - Ảnh (c) sưu tầm
Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương - Ảnh (c) sưu tầm

Thông tin thêm về KTS Ernest Hébrard (1875-1933)

Ernest Hébrard (1875-1933) là kiến trúc sư, nhà khảo cổ học, nhà quy hoạch người Pháp. Ông là Giám đốc sở Quy hoạch kiến trúc Đông Dương thuộc Pháp.
Hébrard được coi là kiến trúc sư khởi nguồn cho phong cách Kiến trúc Đông Dương. Phong cách kiến trúc Đông Dương đặc trưng bởi sự tích hợp một cách sáng tạo và nhuần nhiễn các vật liệu xây dựng và chi tiết kiến trúc của các nước bản địa (các nước Đông Dương) vào kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó. Phong cách kiến trúc Đông Dương hiện nay được nhiều nhà phê bình ca ngợi. 
Các công trình tại Việt Nam do ông thiết kế : 

Đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt, hoàn thành tháng 8 năm 1923;Viện Đại học Tổng hợp Đông Dương (sau là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), năm 1923-1926; Trường Viễn Đông Bác cổ (sau này là bảo tàng Lịch sử Việt Nam), 1928-1932; Nhà thờ Cửa Bắc; Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam);  Viện Pasteur (nay là viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), hoàn thành năm 1930; (wiki) 
KTS Thái Linh / Ngày 2/10/2013
Bài đăng trên Kienviet.net .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét