Ngày
27 tháng 5 năm 2015 bởi mariabruna fabrizi
Bruno Taut 1880-1938 architect van vele woongebouwen in Berlijn sommige erg kleurig |
Năm 1917, kiến trúc sư Đức Bruno Taut đã đề xuất ý tưởng về một thành phố không tưởng ở dãy Alps và ghi lại nó qua 30 tấm hình minh họa trong cuốn sách "Alpine Architecture – tạm dịch “Thành phố Không thực”". Luận án đã phát triển các kế hoạch đầy tham vọng cho một thành phố được xây dựng bởi các cư dân trong cùng một cộng đồng. "Thành phố Không thực" không giới hạn trong quy hoạch đô thị, nhưng đã làm cô lập chủ nghĩa hoà bình và xã hội của Taut cũng như các nghiên cứu thần bí của ông.
Những ngôi Nhà, Gian hàng và Di tích, được thể hiện qua các bản vẽ màu nước, tất cả đều được làm bằng tinh thể và phản chiếu ánh nắng mặt trời và cảnh quan xung quanh khi tất cả được hợp nhất trong bối cảnh không gian và thời gian.
Đằng sau dự án của “thành phố không thực” là phản ứng của Bruno Taut đối với "cuộc chiến" đang diễn ra khi ông hình dung ra một điểm khởi đầu mới cho xã hội trong một cộng đồng nhỏ, phân quyền. Những lý tưởng về vẻ đẹp và minh bạch đã bị kiến trúc sư phản đối, một nền văn hoá vật chất và thực dụng.
"Alpine Architecture – Thành phố Không thực" được lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhà phê bình và tiểu thuyết gia người Đức - Paul Scheerbart và đặc biệt là luận án hình ảnh tưởng tượng "Glasarchitektur (Glass Architecture - Kiến trúc Pha lê)" của ông. Trong bản văn này, Scheerbart ủng hộ việc xây dựng các tòa nhà mà tại đó công trình có thể bị ánh sáng tự nhiên tràn vào trong không gian nội thất, một điều kiện mà ông tin rằng sẽ có những hiệu quả tích cực to lớn đối với sự phát triển của môi trường con người.
Bruno Taut, Alpine Architecture, plate 16, translation
KTS Thái Vũ Mạnh Linh - Biên dịch và tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét