Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay. Ước gì mẹ có mười tay, Tay kia bắt cá, tay này bắt chim. Một tay chuốt chỉ luồn kim, Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau, Một tay ôm ấp con đau, Một tay đi vay gạo, một tay cầu cúng ma, Một tay khung cửi guồng xa, Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa, Một tay đi củi muối dưa, Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn, Tay nào để giữ lấy con, Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay. Bồng bồng con ngủ con say, Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.
1. Nguồn gốc mọi đau khổ của con người chính là luyến ái.
2. Dứt bỏ nóng giận, diệt trừ tính kiêu căng, không luyến ái vật chất, không còn ham muốn dục vọng, sẽ giải thoát được mọi sự ràng buộc và không bao giờ bị phiền não.
3. Trong sạch và nhơ bẩn cũng đều tùy thuộc nơi mình. Không ai có thể làm cho người khác trong sạch hay ô nhiễm.
4. Cuộc sống của chúng ta được định hình bởi chính tâm trí của chúng ta. Chúng ta sẽ trở thành những gì chúng ta nghĩ.
5. Người chinh phục chính mình còn vĩ đại hơn một nghìn lần người chinh phục ngàn người trên chiến trường.
6. Nếu không tìm thấy ai để hỗ trợ trên con đường tâm linh, hãy đi một mình. Không ai đồng hành với người chưa trưởng thành cả.
7. Không có nỗi sợ hãi với những ai tâm trí không ngập tràn ham muốn.
8. Nếu có điều gì đáng làm, hãy làm nó bằng tất cả trái tim.
9. Chính bạn phải phấn đấu. Các chư Phật chỉ vạch ra con đường.
10. Những ai phá hủy được cội nguồn của sự ghen tị sẽ luôn bình yên trong tâm hồn.
11. Không có sự ô nhiễm nào lớn hơn sự thiếu hiểu biết.
12. Thế gian đau buồn bởi cái chết và sự tan rã. Nhưng người khôn ngoan không đau buồn vì họ nhận ra bản chất của thế giới.
13. Một người không thể gọi là khôn ngoan vì anh ta nói điều hay. Người khôn ngoan là những người kiên nhẫn và không bị ràng buộc bởi hận thù và sợ hãi.
14. Hàng ngàn ngọn nến có thể được thắp sáng bởi một ngọn nến và cuộc đời của ngọn nến ấy không hề bị tàn lụi. Hạnh phúc không bao giờ cạn đi khi ta biết sẻ chia.
15. Người không cao quý làm tổn thương đến các sinh vật sống. Người cao quý không làm tổn thương ai cả.
16. Như cây nến không thể cháy mà không có lửa; người không thể sống nếu không có đời sống tâm linh.
17. Nếu tìm thấy một nhà phê bình khôn ngoan để chỉ ra những lỗi lầm của mình, hãy làm theo anh ta vì bạn sẽ được hướng dẫn đến kho tàng bí ẩn.
18. Bình yên đến từ bên trong. Đừng tìm nó bên ngoài.
P/s: Vì nghĩ rằng 1 ngày nào đó những tình bạn sẽ rời xa, hãy nhớ rằng...."Sao phải đợi đến lúc cô đơn mới nhận ra giá trị của một người bạn? Sao phải đợi có thật nhiều rồi mới chia sẻ một chút? Sao phải đợi thất bại mới nhớ đến một lời khuyên? Sao phải đợi một nỗi đau rồi mới nhớ đến một lời ước nguyện?"
Vào năm 2010, khi biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, KTS Ngô Huy
Giao đã bàn giao lại rất nhiều tài liệu quý lại cho Kienviet.net – nơi tôi gắn
bó làm việc và học tập trong một thời gian dài. Những tháng ngày đó là những
ngày tháng nhiều chông gai. Thầy đã bàn giao lại những hộp carton được xếp ngay
ngắn, trong đó có nhiều tài liệu thiết kế, nghiên cứu, các bản thảo những cuốn
sách đã hoặc chưa được xuất bản. Những tài liệu đó dự định sau này sẽ được xây
dựng thành một thư viện điện tử để mọi người có thể nghiên cứu. Lúc đó còn ít
tuổi nên tôi không cảm nhận được nhiều sự sâu sắc và tình cảm của thầy Giao muốn
gửi gắm, chia sẻ mọi thứ quý giá về nghề nghiệp tới mọi người. Sau này trên
quãng đường hành nghề-hành nghiệp-bị nghiệp hành, tôi nhận ra giá trị và mong
muốn mà thầy muốn gửi gắm, nó giúp tôi đi theo nghề kiến trúc với một tiếp cận
khác, tiếp cận từ truyền thông. Cho tới nay, tôi luôn tin vào ngày mai, tin vào
lựa chọn của bản thân mình.
Sau này quá trình đi làm, nhiều va chạm, tôi hay bạn bè có
nhiều thứ cảm giác, sự mệt mỏi, thất vọng, đôi khi chuyển thành thèm khát – được
đào sâu, nghiên cứu, chia sẻ, và hơn cả “sống được làm nghề”. Một may mắn trong
quá trình làm việc, được tiếp xúc nhiều với các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp
đi trước, được chia sẻ rất nhiều tâm tư, suy nghĩ. Người muốn bỏ nghề có, người
chân trong chân ngoài có, người nghỉ hẳn và cấm người nhà thi và học kiến trúc
cũng có…rất rất nhiều sự thay đổi của “nghề chọn người”.
“Thích thì làm thôi, khỏi loằng ngoằng”, đó là một chất rất
riêng của những người làm kiến trúc, không phải là sự vô tổ chức, mà là sự dấn
thân, sự cống hiến hết mình khi bắt đầu tư duy hay đặt một nét vẽ.Kiến trúc luôn là một hành trình, đích đến với
tôi hay các đồng nghiệp đôi khi chưa thể mường tượng ra thành quả, nhưng với những
gì mà các đàn anh đã chia sẻ, hành nghề hãy luôn tâm niệm “sau cơn bĩ cực tới hồi
thái lai”.
Một ngày của KTS luôn bận rộn, hôm nay đến giờ phút này mới
tạm gác được công việc nghỉ một chút để qua nửa đêm tranh thủ làm tiếp, đây chỉ
còn là những giờ phút cuối ngày 27/4, Ngày Kiến trúc Việt Nam, đôi dòng chia sẻ
xin gửi tới các thầy, các anh chị, các bạn đồng nghiệp dù hơi muộn nhưng xin gửi
những lời chúc yêu thương nhất, luôn được hạnh phúc khi sống được làm nghề !
Thời buổi cơm áo gạo tiền - người khôn của khó anh em thi công ai chả muốn làm ăn được. Thế nhưng không hiểu lí do vì sao nhắc tới việc bảo hành thì gần như ai cũng lảng đi, dù tiền bảo hành bảo trì vẫn muốn giữ lại.
Bản thân mình thấy có mấy vấn đề.
1. Tại sao phải đảm bảo chất lượng ?
Đảm bảo chất lượng thì ít phải bảo hành, mình ít mệt mỏi, chủ đầu tư ít mệt mỏi. Tuy nhiên nhiều đội thợ, thậm chí cả giám sát, thầu cũng chỉ muốn làm để lấy tiền xong kệ khách thì làm sao lâu dài ?
Rất nhiều hạng mục, nhiều đội thợ thi công lấp liếm, lại còn lấy li do là trước giờ em thi công như vậy không ai nói gì. Thực sự là do người ta không biết, hoặc người ta chán không nói, chứ gặp người biết người ta chả chửi cho không có chỗ mà dấu cái xấu hổ...
2. Bảo hành thì bảo hành cái gì ?
Rất dễ hiểu thôi ạ, ngoài bảo hành sản phẩm mà bạn đã làm thì bạn bảo hành cho chính uy tín của bạn, thời buổi 1 quán trà đá 10 KTS, 9 ông KS, chỗ còn lại làm thầu chính thầu phụ thì đúng là không lấy chất lượng uy tín ra thì sớm muộn bạn cũng bị đào thải.
Mở 1 VP-1cty không khó, nhưng nâng cao chất lượng, nâng uy tín cho bản thân mình, cho công ty, cho đồng nghiệp, để từ đó nguồn việc tự về kiểu "Hữu xạ tự nhiên hương" đó mới là điều khó. Tuy khó nhưng không có nghĩa không làm được.
Vậy trong một công việc, hãy đặt chất lượng uy của sản phẩm - của bản thân lên hàng đầu, còn tiền - nó tự về !
Những Vị thần Kiến
trúc cuối cùng đã mỉm cười với Ấn Độ, Balkrishna Doshi trở thành chủ nhân của
Pritzker Architecture Prize năm 2018.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 40 năm của “Giải Nobel Kiến trúc” trao
cho một Kiến trúc sư khu vực Nam Á. Balkrishna Doshi, Giáo sư, Kiến trúc sư,
nhà quy hoạch đô thị và nhà giáo dục, trong 70 năm sống và làm việc đã định
hình kiến trúc của mình trên khắp Ấn Độ. “Dưới
sự dẫn dắt của các bậc thầy về kiến trúc thế kỷ 20, Charles-Édouard Jeanneret -
còn được gọi là Le Corbusier - và Louis Kahn, Doshi đã tìm kiếm lời giải thích
về kiến trúc và biến nó thành những công trình xây dựng đậm sắc văn hoá phương
Đông, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống ở Ấn Độ. Kiến trúc của ông đã ảnh
hưởng đến cuộc sống của mọi tầng lớp kinh tế xã hội thuộc mọi giới kể từ những
năm 1950”.- Tom Pritzker, Chủ
tịch quỹ Hyatt chia sẻ khi công bố kiến trúc sư người Ấn Độ Balkrishna Doshi
(B.V. Doshi) là người được
trao giải Giải Pritzker Architecture năm 2018.
The gods of
architecture have finally turned to India. Balkrishna Doshi, a 90-year old
architect and academic is the recipient of this year’s Pritzker Architecture
Prize. It’s the first in the so-called “Nobel prize of architecture’s” 40-year
history that the Pritzker has been bestowed to a South Asian architect. Balkrishna
Doshi, Professor, Architect, Urban Planner and Educator, has over 70 years of
life and work shaping its architecture across India. “Previously, he had studied and worked with both Charles-Édouard
Jeanneret - Le Corbusier and Louis Kahn.
Doshi’s poetic architecture draws upon Eastern influences to create a body of
work that “has touched lives of every socio-economic class across a broad
spectrum of genres since the 1950s,” - Tom Pritzker, chairman of the Hyatt, said
that Indian architect Balkrishna Doshi (B.V. Doshi) was the recipient of the
Pritzker Architecture Prize in 2018.
Con người cũng như
kiến trúc, đều có bối cảnh riêng của chính nó
Doshi, người được trao giải Pritzker lần thứ
45 ra đời vào ngày 26 tháng 8 năm 1927, năm nay ông đã hơn 90 tuổi, hơn người
nhận giải Pritzker năm 2016 Alejandro Aravena
40 tuổi. Chia sẻ về vấn đề này, Hội đồng giám khảo của giải Pritzker cho
biết tiêu chí của giải thưởng luôn nhấn mạnh tới thành tựu trọn đời, điều đã
không trọn vẹn năm 2015 khi giải thưởng được trao cho Frei Otto 89 tuổi, người
đã qua đời trước khi nhận được thông báo chính thức. Công bố giải năm nay không
nhắc đến tuổi của Doshi, nhưng đã đề cập sâu sắc đến 70 năm hành nghề kiến
trúc, quy hoạch đô thị và giảng dạy của ông.
Sinh
ra ở Pune, thuộc bang Maharashtra Ấn Độ trong một gia đình theo đạo Hindu có truyền
thống làm mộc suốt 2 thế hệ, dường như chính điều này đã làm Doshi có nhìn nhận
sâu sắc hơn về cuộc sống và mục tiêu một Kiến trúc sư cần phải làm khi đứng
trước bối cảnh của riêng họ.
Sau khi tốt nghiệp ở Mumbai, Doshi sang Châu
Âu và bắt đầu công việc kiến trúc sư của mình. Nơi đầu tiên ông làm việc tại
Paris là văn phòng của Le Corbusier. Một thời gian sau, ông trở về
Ấn Độ để giám sát một số dự án của Le Corbusier ở Chandigarh, tiếp đó là
Ahmedabad.Chính tại Ahmedabad, ông
đã bị thú hút vào công việc tại đây. Ahmedabad không chỉ là nhà của ông, đó còn
là nơi lưu giữ nhiều công trình có giá trị của Doshi trong suốt sự nghiệp hành nghề.
Ảnh: Le Corbusier và Balkrishna Doshi. Nguồn: Balkrishna Doshi
Một trong những dự án đầu tiên là Trường Kiến
trúc Ahmedabad, đây là ngôi trường do ông tự thành lập và hoạch định. Ngôi
trường là tổ hợp những tòa nhà bằng gạch và bê tông đơn giản, sân vườn và cầu
thang với bố cục mở. Dự án này cho thấy ảnh hưởng của cả Le Corbusier và Louis
Kahn đến tư duy thiết kế của Doshi nhưng vẫn gợi nhớ lại những nét kiến trúc
truyền thống ở các thị trấn tại Ấn Độ.
Ngoài ra, một số dự án nổi bật của Doshi bao gồm Trường Kiến trúc
Ahmedabad (1966); phòng làm việc của văn phòng Vastu-Shilpa (1981); và phòng
thí nghiệm Amdavad ni Gufa (1995).
Năm 1989, ông thiết kế nhà ở giá rẻ Aranya cho 80.000 người ở Indore.
Công trình này mang về cho Doshi giải thưởng kiến trúc Aga Khan năm 1993-1995.
Ảnh:
Học viện quản trị Ấn Độ, Bangalore, Ấn Độ,
1977-1992 . Nguồn: VSF, và giải thưởng Pritzker
Kiến trúc thực thụ là thấu hiểu nền tảng của
sự sống
Với thâm niên hành nghề lâu năm của mình, Kiến trúc của Doshi luôn khai thác những mối quan hệ giữa nhu cầu sống căn bản của con người, sự
kết nối bản thể và văn hóa, thấu hiểu những giá trị truyền thống xã hội, trong bối cảnh thực tại và môi trường
xung quanh, thông quaqua sự phản ứng với phong trào hiện đại. Doshi miêu tả
kiến trúc như sự mở rộng của vật thể, tìm kiếm cách sử dụng vật liệu phù hợp để
đề cập tới công năng, khí hậu, cảnh quan và đô thị hóa.
“Chúng ta chưa bao giờ thấu hiểu cuộc sống
này, mà chỉ giả định vậy. Khi một vật thể được tạo ra trong đó, nó hình thành
nên sắc thái. Đó là một thành quả, mỗi bậc thang của thành quả này đều khác
nhau, với mỗi bước đi ta lại có thêm góc nhìn mới. Tôi luôn cảm phục thiên
nhiên, kế thừa từ nó.” –
Doshi chia sẻ.
Ảnh: Sangath – Văn phòng kiến trúc của Doshi
tại Ahmedabad, Ấn Độ, 1980. Nguồn: VSF, và giải thưởng Pritzker.
Theo quan điểm của Doshi, trong Kiến trúc sự cảm nhận có trước, hình khối đến
sau, chính trật tự này đã tạo ra mối liên kết, gắn bó sự hiện hữu không chỉ với
hình khối vật chất mà còn với đôi mắt, âm thanh, các giác quan. Và tiếp đến, cảnh
quan mới bắt đầu định hình.
“Tôi tự đặt ra cho bản thân câu hỏi: Với Kiến
trúc, điều gì là quan trọng ? Hình dáng của công trình ? Hay cái bên trong ?
Không gian ? Hãy nhìn xung quanh, mọi vật xung quanh ta đều là tự nhiên. Ánh
sáng, Bầu trời, Nước, giông Tố...Tất cả là một bản giao hưởng, và bản giao hưởng
ấy tượng trưng cho kiến trúc.”
Ảnh: Học viện nghiên cứu Ấn Độ. Nguồn: VSF và
giải thưởng Pritzker
Linh hồn Kiến trúc
dần không còn sức sống !
Có thể nói với sự am hiểu sâu sắc về trách nhiệm và mong muốn đóng góp cho đất nước
và người dân thông qua kiến trúc chân thực và chất lượng, Doshi đã thực hiện những
dự án cho các viện hàn lâm, văn hóa, quản trị và nhà ở cho khách hàng riêng. Ông nhận thức rõ ràng về
bối cảnh công trình của mình. Giải pháp của ông tập trung vào những yếu tố xã
hội, môi trường và kinh tế do đó kiến
trúc của ông gắn kết hoàn toàn với sự bền vững.
Theo ông, không chỉ Ấn Độ mà nhiều nơi trên thế giới
những công trình kiến trúc đặc trưng đang đứng trước nguy cơ mai một vì nhà
trường không dạy sinh viên cách bảo tồn những giá trị truyền thống. Những người
trẻ đang quá bận tâm sao chép phong cách thiết kế của những quốc gia khác mà
quên việc học hỏi kinh nghiệm từ bậc tiền bối để lại. “Đó chỉ là mong muốn bắt chước người khác”, Doshi cho hay.
Theo ông đây là lý do tại sao những tòa nhà chọc
trời đơn điệu đang mọc lên như nấm, còn những công trình mang tính lịch sử của
Ấn Độ thì bị phá dỡ không thương tiếc, ví dụ như công trình Hall of Nations ở
Delhi (1972 -2017). “Vấn đề cốt lõi nằm ở
giáo dục, lỗi lầm của chúng ta – những người thầy là đang không biết dạy con em
mình về tầm vóc ý nghĩa của giá trị di sản.”
Ảnh: Trung
tâm quy hoạch môi trường và công nghệ, Ahmedabad, Ấn Độ. Nguồn: VSF và giải
thưởng Pritzker
Những năm 1960 , khi Balkrishna Doshi thành lập
Trường Kiến trúc Ahmedabad các lớp học tại đây hoàn toàn được thiết kế mở và
tập trung vào việc giảng dạy về sự tương quan giữa bối cảnh. Ngôi trường được
giới kiến trúc quốc tế công nhận về ý tưởng và hướng tiếp cận độc đáo. Trong
hơn 50 năm hoạt động, trường Ahmedabad hiện đã trở thành Đại học CEPT. Doshi
cho rằng đây là môi trường sư phạm duy nhất ở Ấn Độ dạy sinh viên chuyên sâu
vào kỹ năng liên hệ không gian xung quanh với thiết kế kiến trúc của mình một
cách hiệu quả nhất.
Ông ví von rằng các trường kiến trúc chỉ nhìn vào
“khung xương” chứ không chú trọng tới những gì nằm dưới “lớp vỏ”. “Câu hỏi muôn thuở về cách tổ chức không
gian, ánh sáng vốn luôn tồn đọng trong kiến trúc, song nhà trường lại không đề
cập đến chúng. Đây là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới trải nghiệm của chúng ta,
thiếu đi nó thì linh hồn trong kiến trúc không còn sức sống nữa.”
Ảnh:
Balkrishna V. Doshi với các sinh viên tại Trường Kiến trúc CEPT, Ahmedabad, c.
Những năm 1970. Nguồn: Peter Scriver, Amit Srivastava
Khoan dung – Chìa khóa của Kiến trúc Tốt
Công việc là câu chuyện của cả cuộc đời Balkrishna Doshi, ông không ngừng
phát triển, đổi thay và tìm kiếm, để thấu hiểu ý nghĩa của kiến trúc nói chung
và kiến trúc tốt nói riêng. Mỗi công trình của ông đều là mỗi sự thử nghiệm mới
trong kiến trúc, mọi ngôn ngữ, mọi không gian đều phải có ý nghĩa riêng của nó.
Chính sự hài hòa có được từ đó sẽ tạo ra Kiến trúc tốt.
Ảnh: Khu nhà ở Aranya ở Indore, cho thấy khả
năng thích ứng - kỹ thuật mà kiến trúc sư nói rằng ông đã học được từ thiên
nhiên. Nguồn: VSF và giải thưởng Pritzker
“Mỗi công trình với tôi đều là một hành trình
thử nghiệm mới mẻ, dựa trên những giá trị và sắc thái địa phương có sẵn, sự thử
nghiệm đó có thành công hay thất bại tôi đều chỉ có một chọn lựa -Nhìn thẳng vào
cuộc sống. Tôi đã tìm kiếm suốt nhiều năm qua và lần nào cũng được mê hoặc bởi
hành trình ấy. Tôi đã dành cả đời mình và tôi sẽ vẫn vui vẻ làm điều đó trong
nhiều thập kỷ tới nữa.” –
Doshi nói.
Hãy nghĩ đến cách chúng ta lớn
lên, sống là con
người - từ thời thơ ấu đến trưởng
thành, đến tuổi già. Chúng ta trở
nên khoan dung, chúng ta điều chỉnh chính mình, chúng ta khám phá. Theo thời
gian, chúng ta ngày càng trở nên phong phú hơn từ bản thể lẫn tinh thần. Tại sao không có cùng một thái độ đối với kiến trúcở bất kỳ mọi nơi? Nếu bạn nhìn vào các
khu định cư trên thế giới, họ đã trải qua hàng thế kỷ hoặc hàng thập kỷ, và
chúng trông rất khác. Họ trở nên giàu có hơn. Vậy bạn lựa chọn thế nào cho Kiến trúc của bạn ?
Bruno Taut 1880-1938 architect van vele woongebouwen in Berlijn sommige erg kleurig
Năm 1917, kiến trúc sư Đức Bruno Taut đã đề xuất ý tưởng về một thành phố không tưởng ở dãy Alps và ghi lại nó qua 30 tấm hình minh họa trong cuốn sách "Alpine Architecture – tạm dịch “Thành phố Không thực”". Luận án đã phát triển các kế hoạch đầy tham vọng cho một thành phố được xây dựng bởi các cư dân trong cùng một cộng đồng. "Thành phố Không thực" không giới hạn trong quy hoạch đô thị, nhưng đã làm cô lập chủ nghĩa hoà bình và xã hội của Taut cũng như các nghiên cứu thần bí của ông.
Những ngôi Nhà, Gian hàng và Di tích, được thể hiện qua các bản vẽ màu nước, tất cả đều được làm bằng tinh thể và phản chiếu ánh nắng mặt trời và cảnh quan xung quanh khi tất cả được hợp nhất trong bối cảnh không gian và thời gian.
Đằng sau dự án của “thành phố không thực” là phản ứng của Bruno Taut đối với "cuộc chiến" đang diễn ra khi ông hình dung ra một điểm khởi đầu mới cho xã hội trong một cộng đồng nhỏ, phân quyền. Những lý tưởng về vẻ đẹp và minh bạch đã bị kiến trúc sư phản đối, một nền văn hoá vật chất và thực dụng.
"Alpine Architecture – Thành phố Không thực" được lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhà phê bình và tiểu thuyết gia người Đức - Paul Scheerbart và đặc biệt là luận án hình ảnh tưởng tượng "Glasarchitektur (Glass Architecture - Kiến trúc Pha lê)" của ông. Trong bản văn này, Scheerbart ủng hộ việc xây dựng các tòa nhà mà tại đó công trình có thể bị ánh sáng tự nhiên tràn vào trong không gian nội thất, một điều kiện mà ông tin rằng sẽ có những hiệu quả tích cực to lớn đối với sự phát triển của môi trường con người.
Bruno Taut, Alpine Architecture, plate 16, translation
"Photograph" là ca khúc của ca sĩ-nhạc sĩ người Anh Ed Sheeran trong album phòng thu thứ hai của anh, với tên gọi X. Vào tháng 5 năm 2012 Sheeran đồng sáng tác bài hát với thành viên Johnny McDaid của Snow Patrol, người sáng tác ra đoạn loop piano mà từ đó bài hát phát triển. Sau nhiều khó khăn ban đầu Sheeran nhờ cậy tới sự giúp đỡ của nhà sản xuất nhạc hip hop Jeff Bhasker và thành công trong việc tăng thêm sức sống cho bài hát. Với việc sử dụng guitar acoustic, piano và bộ trống điện tử, bản ballad đầy tâm trạng và dạt dào cảm xúc kể lại câu chuyện về mối tình xa cách đầy khắc khoải bằng lời hát cụ thể và rõ ràng.
Bài hát được phát hành dưới dạng tải kĩ thuật số "instant grat" trên iTunes Store vào ngày 20 tháng 6 năm 2014, là đĩa đơn thứ 7 trong 7 đĩa đơn quảng bá từ album và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2015 "Photograph" được phát hành làm đĩa đơn thứ năm và cuối cùng từ album và có mặt trong top 5 ở năm quốc gia. Video âm nhạc của bài hát là chuỗi những đoạn phim về cuộc đời của Sheeran từ lúc còn là một đứa trẻ tới khi trưởng thành, giúp cho người xem hiểu hơn về niềm đam mê với nhạc cụ, với đồ chơi lego,... của ca sĩ người Anh.
"Photograph" là một bản ballad acoustic với nhạc khí bao gồm guitar acoustic, piano, keyboard, guitar điện và bass, và trống điện tử. Bài hát bắt đầu với những tiếng guitar acoustic và nối tiếp bởi phím đàn piano, "cứ thế cho tới khi những tiếng trống cỡ lớn bắt đầu vang dội".[1]
"Photograph" là ca khúc của ca sĩ-nhạc sĩ người Anh Ed Sheeran trong album phòng thu thứ hai của anh, với tên gọi X
Vào tháng 5 năm 2012, Sheeran tham gia tour diễn của Snow Patrol với tư cách nghệ sĩ mở màn một số buổi diễn tại Bắc Mỹ. Johnny McDaid, một thành viên của nhóm, chính là người tạo nên đoạn loop piano dài ba nốt[2] mà sau đó chính là tiền đề của "Photograph". Động cơ phát triển bài hát được thúc đẩy khi Sheeran, lúc này đang ở một khách sạn tại Kansas City, cứ ngân nga điệp khúc "loving can hurt, loving can hurt" trong lúc đoạn loop[2] đang vang lên trên máy tính của McDaid.[3] Sau bốn tiếng tiếp tục các hoạt động cá nhân trong lúc lên ý tưởng cho bài hát, Sheeran liền lấy cây guitar của anh ra và họ chính thức bắt đầu xây dựng nó;[4] McDaid cũng thêm phần nhạc nền cho bài hát.[5] Theo Sheeran, họ chỉ mất nửa tiếng để hoàn thành công việc soạn nhạc cho bài hát. Cả hai chỉ thực sự nhận ra những gì họ đã tạo ra chỉ sau khi nghe thử lại vào ngày hôm sau và cuối cùng quyết định ghi âm nó.[5]
Theo Sheeran, anh có lẽ đã thu bài hát 60 hay 70 lần theo nhiều phiên bản khác nhau từ hát trực tiếp tới phiên bản có tiếng đệm piano đi kèm. Anh cũng thu âm với nhiều nghệ sĩ khác ngoài McDaid ra như Jake Gosling, người sản xuất phần lớn album +, và Rick Rubin, người cũng có nhiều đóng góp cho album x. Tuy nhiên những phiên bản này không làm anh thỏa mãn và anh quyết định nhờ sự giúp đỡ từ Jeff Bhasker. Sự cộng tác này đem lại hiệu quả tích cực và Bhasker tiếp tục hoàn thiện và chau chuốt cho bản thu trong vài tháng sau đó cho tới khi họ cảm thấy hoàn hảo. Sheeran coi "Photograph" là bản thu đầu tiên được hoàn thiện một cách chuẩn mực cho sản phẩm phòng thu tiếp theo.[6]
Lời bài hát kể về một mối tình xa cách[7] với những chi tiết như khi nhân vật chính nhớ về lúc anh và người con gái của mình trao nụ hôn "bên dưới ánh đèn đường, trên con phố thứ 6",[7][8] hay khi cô gái ấy giữ những tấm ảnh của anh "trong túi quần jeans rách [của cô ấy]".[9] Trong một buổi phỏng vấn trên đài phát thanh, Sheeran xác nhận "Photograph" lấy cảm hứng từ một cô gái tên Nina,[10] cùng tên với một bài hát trong album x. Nina này chính là Nina Nesbitt, ca sĩ-người viết ca khúc người Edinburgh, Scotland, người anh từng hẹn hò trong khoảng một năm.
"Photograph" được lấy cảm hứng từ bạn gái cũ của Sheeran, nữ ca sĩ-nhạc sĩ Nina Nesbitt.
Photograph mới đây được sử dụng trong bộ phim tình cảm lãng mạn đang gây sốt trên toàn thế giới, "Me Before You" (Tựa tiếng Việt: "Trước Ngày Em Đến"). “Me Before You” với câu chuyện tình lãng mạn giữa chàng trai trên xe lăn và cô gái có sở thích đặc biệt với những đôi tất “ong thợ” đã chạm đến sâu thẳm xúc cảm của người xem. Will Traynor, nam nhân vật chính, từng là một người đàn ông hoàn hảo, cho đến khi tai nạn cướp đi khả năng làm người bình thường của anh. Mặc cảm về bản thân và quãng đời tàn phế của mình, Will tìm đến cái chết để chấm dứt những "cơn đau" và mối tình 6 tháng với Louisa "Lou" Clark, cô gái từng khiến anh “muốn thức dậy vào mỗi sớm mai”.“Me Before You” được ví như một “cơn mưa rào” tưới mát tâm hồn khán giả giữa những ngày hè nóng bức. Lãng mạn, ngọt ngào nhưng cũng đầy nước mắt, đó là cảm xúc chung của người xem. Nhưng góp phần quan trọng để làm nên những cảm xúc đó còn là những bản soundtrack của bộ phim. Mỗi ca khúc là một câu chuyện, một dư vị khác nhau của tình yêu. Không cần những đoạn hội thoại “dài hơi”, chỉ cần đặt đúng thời điểm, những ca khúc này đã truyền tải được thông điệp câu chuyện.
Không cần những đoạn hội thoại “dài hơi”, chỉ cần đặt đúng thời điểm, Photograph đã truyền tải được thông điệp câu chuyện.
Trong bài đánh giá x qua từng track trên Billboard, Jason Lipshutz cho rằng đoạn "Loving can hurt sometimes/But it's the only thing that I know" của "Photograph" là đoạn lời "trụ cột của cả album".[1] Capital FM khen ngợi bài hát "đẹp một cách ám ảnh" và bài ca của "một cô gái chờ người cô yêu trở về nhà".[19] Sarah Rodman của The Boston Globe cũng cùng chung quan điểm khi cho rằng bài hát thật "ám ảnh" "khiến bạn rùng mình với sự du dương" [của nó].[20] Cách Sheeran sử dụng hình ảnh tượng trưng trong lời bài hát được Jamieson Cox của Time đánh giá cao.[8]
Neil McCormick của tờ Daily Telegraph nhận xét rằng Ed Sheeran "có thể nhẹ nhàng chuyển tông" trong suốt cả album, còn bài hát là một "bản ballad sâu lắng".[21] Lipshutz miêu tả cách hát của Ed Sheeran là "giản dị" qua tiếng guitar "ngập ngừng".[1] Katy Empire của The Guardian gọi "Photograph" là một bản "ballad có sức ảnh hưởng", còn cách sáng tác lời của Sheeran như thể "được tính toán cụ thể".[9] Trên MusicOHM, John Murphy thấy rằng dù "nó không hề tệ", "Photograph" vẫn hơi "thận trọng và đầy nghi ngờ", cho rằng nó giống một bài hát "nhạc phim cho một cảnh lột tả cảm xúc trong các loạt phim truyền hình Mỹ".[22]
Trong bài viết phân tích lời bài hát trong album, Annie Zaleski của The A.V. Club nhận xét rằng sự tự ý thức về bản thân của Sheeran "bao trùm phần còn lại" của album, ví dụ như việc nói về cảm xúc nhớ nhà trong "Photograph".[23] Trong khi đó, Carolyn Menyes của Music Times viết về ca khúc như sau rằng "trong bố cục rộng hơn của x, 'Photograph' dường như không mấy hài hòa về mặt câu từ", và chỉ ra rằng phần lớn album khám phá "những cảm xúc của người tình bị coi khinh, người yêu cũ lừa dối và chút phóng túng cuộc đời"[24] và bình luận thêm rằng: "'Photograph' là trong số những bài hát đẹp một cách giản dị của Sheeran."
"Photograph"
Tình yêu có thể để lại nỗi đau
Đôi lúc nó sẽ làm ta đau
Anh chỉ biết được bấy nhiêu thôi
Khi mọi chuyện xấu đi
Em biết đó, đôi lúc chuyện sẽ xấu đi
Nhờ đó mà ta biết trân trọng những khoảnh khắc đẹp
Ta lưu giữ tình yêu này trong bức ảnh
Những kỉ niệm chỉ dành riêng cho hai đứa
Nơi mà hai đôi mắt không bao giờ khép lại
Hai con tim không hề tổn thương
Những khoảnh khắc sẽ mãi còn như vậy
Và em có thể giữ anh
Trong túi chiếc quần jeans bạc màu
Hãy luôn giữ nó bên em
Cho đến khi ta gặp lại nhau
Và em sẽ không còn cô đơn nữa
Hãy chờ anh quay về
Tình yêu có thể chữa lành
Tình yêu có thể hàn gắn một linh hồn rạng nứt
Và đó là điều mà anh biết
Anh hứa mọi chuyện rồi sẽ tươi đẹp hơn
Hãy đặt hết niềm tin của em vào điều đó
Và hãy ghi nhớ đến khi ta nằm xuống
Ta lưu giữ tình yêu này trong bức ảnh
Những kỉ niệm chỉ dành riêng cho hai đứa
Nơi mà hai đôi mắt không bao giờ khép lại
Hai con tim không hề tổn thương
Những khoảnh khắc sẽ mãi còn như vậy
Và em có thể giữ anh
Trong túi chiếc quần jeans bạc màu
Hãy luôn giữ nó bên em
Cho đến khi ta gặp lại nhau
Và em sẽ không còn cô đơn nữa
Hãy chờ anh quay về
Và nhỡ em làm anh đau
Không sao cả, chỉ lời chia ly khiến anh buồn
Trong bức ảnh đó em vẫn ôm lấy anh
Và anh sẽ không bao giờ buông tay
Hãy chờ anh quay về [4x]
Oh em hãy đặt anh
Vào mặt chiếc dây chuyền em có được khi tuổi 16
Giữ nó bên cạnh nhịp tim
Nơi mà nó thuộc về
Hãy mãi khắc ghi hình ảnh ấy
Và nhỡ em làm anh đau
Không sao cả, chỉ lời chia ly khiến anh buồn
Trong bức ảnh đó em vẫn ôm lấy anh
Và anh sẽ không bao giờ buông tay
Khi anh đi rồi
Anh sẽ nhớ nụ hôn ngày đó
Dưới ánh đèn đường
Ở con hẻm số 6
Anh đang lắng nghe tiếng em thì thầm qua điện thoại,
Hãy chờ anh quay về.
____________________________
"Photograph"
Loving can hurt
Loving can hurt sometimes
But it's the only thing that I know
When it gets hard
You know it can get hard sometimes
It is the only thing that makes us feel alive
We keep this love in a photograph
We made these memories for ourselves
Where our eyes are never closing
Hearts are never broken
Times forever frozen still
So you can keep me
Inside the pocket
Of your ripped jeans
Holdin' me closer
'Til our eyes meet
You won't ever be alone
Wait for me to come home
Loving can heal
Loving can mend your soul
And it's the only thing that I know (know)
I swear it will get easier
Remember that with every piece of ya
And it's the only thing we take with us when we die
We keep this love in this photograph
We made these memories for ourselves
Where our eyes are never closing
Our hearts were never broken
Times forever frozen still
So you can keep me
Inside the pocket
Of your ripped jeans
Holdin' me closer
'Til our eyes meet
You won't ever be alone
And if you hurt me
That's OK, baby, only words bleed
Inside these pages you just hold me
And I won't ever let you go
Wait for me to come home [4x]
Oh you can fit me
Inside the necklace you got when you were 16
Next to your heartbeat
Where I should be
Keep it deep within your soul
And if you hurt me
Well, that's OK, baby, only words bleed
Inside these pages you just hold me
And I won't ever let you go
When I'm away
I will remember how you kissed me
Under the lamppost
Back on 6th street
Hearing you whisper through the phone,
"Wait for me to come home."
Các bản cover thành công của Photograph trên Youtube:
1. Photograph - Ed Sheeran (Boyce Avenue feat. Bea Miller acoustic cover) on Apple & Spotify
2. Ataska covers "Photograph" (Ed Sheeran) LIVE on Wish 107.5 Bus
3. SARA'H - PHOTOGRAPH ( FRENCH VERSION ) COVER ED SHEERAN
4. Photograph - Ed Sheeran - Violin cover - Daniel Jang
5. Ed Sheeran - Photograph (Piano/Cello Cover) - Brooklyn Duo